Thi tốt nghiệp THPT năm 2020: Tăng cường trách nhiệm của địa phương

Ông Đỗ Văn Thông – Phógiám đốc Sở GD&ĐT Ninh Bình đã trao đổi cùng báo GD&TĐ xung quanh cácvấn đề chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tại Ninh Bình.

“Hànhlang pháp lý” vững vàng

– Xin cho biết quan điểm của ông về việc kỳthi tốt nghiệp THPT được giao về địa phương?

– Việc tổ chức kỳ thi tốtnghiệp THPT được giao về cho địa phương đồng nghĩa với việc tăng cường tráchnhiệm của UBND tỉnh, nhất là Chủ tịch UBND tỉnh. Từ đó nâng cao hơn nữa tráchnhiệm của các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể trong tỉnh nhất là đối với Sở GD&ĐT.Hơn nữa vai trò, trách nhiệm của những người phụ trách các khâu, các công đoạntrong quy trình tổ chức kỳ thi cũng được chú trọng hơn.

Năm nay, Thanh tra tỉnh vàCông an tỉnh sẽ thanh tra, giám sát tất cả các công việc của kỳ thi, nhất là việcin sao, vận chuyển, bảo mật đề thi; bảo quản,vận chuyển bài thi; công tác coi thi,công tác chấm thi,… nên khâu tổ chức kỳ thi sẽ chặt chẽ hơn.

Với quy chế mới, hướng dẫntổ chức kỳ thi của Bộ GD&ĐT rất tỷ mỉ, chặt chẽ, rõ việc, với nhiều giảipháp tốt tôi tin rằng các địa phương thực hiện sẽ thuận lợi, đảm bảo cho kỳ thiđược tổ chức đúng mục đích, yêu cầu.

– Quy chế tổ chức thi tốtnghiệp THPT đã được Bộ GD&ĐT ban hành. Theo ông, những quy định này có là “hành lang pháp lý” để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT nghiêm túc, tincậy?

– Theo tôi, Quy chế thi tốtnghiệp THPT đã được Bộ GD&ĐT ban hành thực sự là hành lang pháp lý, tin cậyđể tổ chức kỳ thi vì quy chế thi tốt nghiệp đã chỉ rõ người, rõ việc cần thựchiện. Các công đoạn trong khâu tổ chức kỳ thi đã đảm bảo chặt chẽ. Đặc biệt công tác chấm thi trắc nghiệm đã đảm bảo được chu trình khép kín, con ngườikhông thể can thiệp được trong khi thực hiện các công đoạn.

Ông Đỗ Văn Thông – Phó giám đốc Sở GD&ĐT Ninh Bình. Ảnh: IT

Sẵn sàng cho kỳ thi an toàn, nghiêm túc

– Cho đến thời điểm này, côngtác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT đã và đang được địa phương triển khai thếnào, thưa ông?

– NgànhGD&ĐT vẫn tiếp tục tổ chức ôn tập, kiểm tra, đánh giá và tổng kết năm họctheo đúng kế hoạch thời gian năm học đã được điều chỉnh.

Mặt khác, Sở GD&ĐT tổ chức tập huấn nghiệp vụ tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyểnsinh trình độ ĐH; tuyển sinh trình độ CĐ ngành Giáo dục Mầm non năm 2020 vớihai hình thức trực tiếp tại Sở GD&ĐT cho Hiệu trưởng (Giám đốc), Phó Hiệutrưởng (Phó Giám đốc) phụ trách công tác thi và cán bộ phụ trách máy tính; vàtrực tuyến tại 25 điểm cầu đặt tại các đơn vị cho cấp phó các đơn vị, GV chủnhiệm lớp 12, GV phụ tham gia công tác làm hồ sơ, nhập dữ liệu và nhân viên cácnhà trường với tổng số 1.005 người tham dự.

SởGD&ĐT Ninh Bình đã tổ chức cho 9.248 thí sinh ĐKDT và dự kiến với 395 phòngthi, trong đó: Số thí sinh đang học lớp 12: 8.910 thí sinh (THPT: 8.058 thísinh; GDTX: 852 thí sinh). Số thí sinh tự do: 338 thí sinh (56 thí sinh chỉđăng ký dự thi để xét tốt nghiệp, 267 chỉ đăng ký dự thi để xét tuyển đại học, 7 thí sinh đăng ký cả dự thi tốt nghiệp và xét tuyển đại học.).

SởGD&ĐT đang tổ chức cho các đơn vị kiểm dò chéo thông tin ĐKDT của các thísinh.

UBND tỉnhđã ban hành quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh Kỳ thi tốt nghiệp THPTnăm 2020;

SởGD&ĐT và các đơn vị: Đang tiếp tục rà soát nhân lực, các điều kiện về cơ sởvật chất, đề nghị với UBND tỉnh bổ sung, mua mới trang thiết bị nhất là máytính để phục vụ cho kỳ thi…

Địa phương phải tăng cường trách nhiệm trên mọi khâu khi tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Ảnh: IT

– Có ý kiến băn khoăn vềtính an toàn, nghiêm túc khi giao kỳ thi về địa phương, vậy Ninh Bình sẽ triểnkhai giải pháp nào để tổ chức thành công kỳ thi, tạo sự yên tâm trong dưluận xã hội?

– UBND tỉnh Ninh Bình tăng cường công tác tuyên truyền về kỳ thi, nhất là những điểm mới, điểm quantrọng trong tổ chức kỳ thi.

UBND tỉnh cũng chỉ đạo các ngành có liên quan triểnkhai nghiêm túc công tác bảo vệ đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông,công tác bảo mật đề thi, vận chuyển và bàn giao đề thi/bài thi; công tác phòngcháy, chữa cháy; kịp thời hỗ trợ thí sinh và người thân của thí sinh có khókhăn trong đi lại, ăn, ở tại các điểm tổ chức thi; đảm bảo nguồn điện liên tục,ổn định cho việc học tập của học sinh cũng như tại các địa điểm tổ chức kỳ thi.

Sau khi có hướng dẫn tổ chứckỳ thi của Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo kỳ thi. Ban chỉ đạođã họp để phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết cho các thành viên, xây dựng kếhoạch tổ chức kỳ thi theo lịch trình tổ chức kỳ thi của Bộ GD&ĐT; Triểnkhai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Ban chỉ đạo sẽ chú trọng đến cáchoạt động tác nghiệp thi, kiểm tra công tác chuẩn bị, in sao đề thi, coi thi,chấm thi và phúc khảo bài thi…

Đối với Sở GD&ĐT Ninh Bình, chọn cử những người có trách nhiệm, có năng lực,có phẩm chất đạo đức tốt và nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ tổ chức kỳ thi đểtham gia Hội đồng thi và các Ban của Hội đồng thi.

Sở GD&ĐT,các đơn vị chuẩn bị tốt các điều kiện, phương tiện, trang thiết bị, văn phòngphẩm phục vụ cho kỳ thi; lựa chọn điểm thi dự phòng, dự phòng cán bộ làm nhiệmvụ thi; xây dựng kế hoạch thanh tra, chỉ đạovà tổ chức điều hành công tác thanh tra trước, trong và sau kỳ thi.

Sở GD&ĐT cũng biên soạn nhật ký coi thi, các mẫu biên bản, biểu mẫudùng cho kỳ thi; quy trình cho cán bộ coi thi, cán bộ giám sát. Tổ chức tậphuấn nghiệp vụ tổ chức thi cho các thành viên của Hội đồng thi.

– Xin cảm ơn ông!