Đại Từ (Thái Nguyên): Thành quả từ nỗ lực chuẩn hóa trong giáo dục

Vớitổng số 97 trường cấp mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, 03 trường cấp trunghọc phổ thông, 01 trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, Đại Từlà huyện có quy mô trường lớp thuộc diện lớn của tỉnh Thái Nguyên.

Theo đề ánphát triển giáo dục 2016 – 2020, Đại Từ còn đang tiếp tục triển khai xây dựngthêm trường 01 trường THPT để phù hợp yêu cầu thực tiễn, đáp ứng nhu cầu học tậpcủa con em trên địa bàn.

Tronggiai đoạn 2016 – 2020, toàn huyện đã xây dựng mới được 496 phòng học nhà cao tầng.Tổng kinh phí xây dựng, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị hơn 650 tỷ đồng (trongđó huy động nguồn lực trong nhân dân, tài trợ cho giáo dục hơn 150 tỷ đồng).

Cùngvới việc xây dựng và duy trì vận hành một hệ thống trường lớp với quy mô lớnnhư vậy, lãnh đạo địa phương và những người làm công tác quản lý giáo dục của ĐạiTừ cũng rất chú trọng vấn đề nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục.

Đểhướng đến mục tiêu này, Đại Từ đặc biệt đầu tư cho công tác chuẩn hóa trong giáo dục, từ phổ cập giáo dục cho đến xây dựng trường chuẩn, bồi dưỡnggiáo viên đạt và vượt chuẩn. Với quyết tâm và nỗ lực của địa phương và củangành, hiện nay, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi của huyện đạt 100%, phổcập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở đạt mức độ 3.

“Nhântố cốt lõi trong giáo dục là đội ngũ cán bộ giáo viên được quan tâm bồi dưỡngđào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tỷ lệ cán bộ giáo viên đạttrên chuẩn của Đại Từ tăng cao, khối mầm non – tiểu học – trung học cơ sở là85,7%, khối trung học phổ thông là 30,3%, khối bổ túc THPT là 45,5%. Từ nền tảngnày, chất lượng hoạt động dạy học trong các nhà trường được củng cố và không ngừngnâng cao.

Trongnhững năm qua, đã có nhiều tấm gương giáo viên tâm huyết, yêu nghề, dạy giỏi.Có những thầy cô giáo đạt thành tích xuất sắc đã được ghi nhận ở cấp địa phươngcũng như cấp toàn quốc, như: cô Chu Thị Lan (THCS Hùng Sơn) được nhận bằng khencủa Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo năm 2016; cô Nguyễn Thị Ánh (THCS MinhTiến) được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo năm 2017; cô HàThị Lan (Phòng GD&ĐT) được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục &Đào tạo năm 2018″. Ông Trần Đăng Minh, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Đại Từ chia sẻ.

Ông Trần Đăng Minh, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Đại Từ

Vớisự đầu tư nhiều nguồn lực của huyện, sự nỗ lực của đội ngũ quản lí giáo dục vàcán bộ giáo viên, sự chung tay đồng hành của nhân dân địa phương, đến nay, ĐạiTừ đã có 98 trường (trong tổng số 101 trường) đạt chuẩn quốc gia, tương đương tỷlệ 97%. Đây là những thành quả rất đáng khích lệ đối với giáo dục ở một địaphương vùng nông thôn như Đại Từ.

Đángchú ý, một số nhà trường nằm ở các xã vùng khó khăn, điều kiện còn hạn chế,nhưng đã nhận được những sự đầu tư, hỗ trợ cần thiết, cũng như tự nỗ lực vượtlên, từ đó hoàn thành các tiêu chí để trở thành trường đạt chuẩn quốc gia.

TrườngTHCS Minh Tiến nằm ở địa bàn xã khó khăn, xa trung tâm huyện lị, điều kiện kinhtế xã hội còn nhiều thiếu thốn. Thời điểm hiện tại, 86/220 học sinh nhà trườngthuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Hơn 80% là con em dân tộc thiểu số. Trước nhữngtrở ngại đó, nhà trường động viên giáo viên và học sinh tập trung nỗ lực vươnlên trong dạy và học. Trong giai đoạn 2016 – 2020, nhà trường có 161 giải họcsinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh, 22 lượt giải giáo viên giỏi cấp huyện, 03 giáoviên giỏi cấp tỉnh.

Năm2019, nhà trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ 2. Hiện nhà trường có 100% giáo viênđạt chuẩn, trong đó 75% trên chuẩn; cơ sở vật chất đảm bảo với dãy nhà học 2 tầngxây mới, 2.000m2 sân trường lát gạch, hệ thống phòng học bộ môn, thư viện, nhàxe… đảm bảo phục vụ yêu cầu dạy học. Được biết, để có được thành quả này, huyệnĐại Từ cũng như xã Minh Tiến đã có nhiều chương trình đầu tư cho nhà trường,quan tâm hỗ trợ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

“Thờigian qua, nhà trường đã nhận được sự quan tâm đầu tư cần thiết để có nền tảngcơ sở vật chất trang thiết bị đảm bảo. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tậptrung vào mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học hơn nữa, nâng tỷ lệ học sinh giỏicác cấp, chất lượng kết quả thi vào lớp 10 THPT” – thầy giáo Hoàng Văn Thư, Hiệutrường nhà trường cho biết.

Nhìnvào thành quả mà giáo dục Đại Từ đạt được trong những năm qua, càng thấy vaitrò quan trọng của việc chuẩn hóa trước mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quảtrong giáo dục. Đây là hướng đi đúng đắn cần được địa phương tiếp tục duy trì,hướng tới những mục tiêu tiếp tục phát triển giáo dục huyện nhà.

Vềkế hoạch trong thời gian tiếp theo, ông Nguyễn Mạnh Hoạt, Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Từ cho biết: Huyện sẽ tiếp tục quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo của địa phương, huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cơ sở vật chất phục vụhọc tập; đề xuất UBND tỉnh và Sở GD&ĐT tiếp tục có những chính sách và đầutư hỗ trợ cho công tác phát triển giáo dục huyện Đại Từ.