Xu hướng tích cực trong phân luồng

Tỷ lệ học sinh vào đạihọc năm 2020 giảm mạnh

Theo thống kê củaBộ GD&ĐT, năm 2020 có 900.152 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT nhưng chỉ có 643.122thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ, chiếm 71,45%, giảm 9.878 thí sinh so với năm2019.

Theo Thứ trưởngBộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc, năm 2020, tổng chỉ tiêu xét tuyển đại học sẽ tăngthêm khoảng 10% so với năm 2019, khoảng trên 500.000 chỉ tiêu. Các trường ở toptrên có mức độ cạnh tranh cao thì số chỉ tiêu tuyển sinh chiếm chưa đến 10%. Vìvậy nếu có kết quả thi tốt thì cơ hội vào đại học của các thí sinh rất rộng mở.

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT cho biết, việc tỷ lệ thí sinh đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ giảm (năm 2019, tỷ lệ này là 74,01%; năm 2018 là 74,37%) là xu hướng tích cực, thể hiện việc phân luồng chúng ta làm ngày càng tốt hơn.

Thống kê củaBộ GD&ĐT cho thấy, năm 2019, số thí sinh đăng kí dự thi (ĐKDT)887.104; Số thí sinh thi chỉ xét tốt nghiệp THPT 223.976. Số thí sinh đăng ký xét tuyểnvào Đại học, CĐSP, TCSP (tỷ lệ 73,62% số ĐKDT) là 653.128.

Toàn hệ thốnggiáo dục đại học năm 2019 có 529.754 chỉ tiêu, tỷ lệ nhập học là 411.603 đạt77,70%. Tuy nhiên, chỉ có 49,86% số trường đạt chỉ tiêu tuyển sinh trên70%; 66,20% số trường đạt trên 50% chỉ tiêu.

Ảnh minh hoạ (nguồn: INT)

Du học sinh tiến thoái lưỡng nan vì Covid – 19

Ngày 6/7, Cơ quan Thực thi Di trú và Hảiquan Mỹ (ICE) thông báo về việc trục xuất và không tiếp nhận sinh viên quốc tế. Điều này khiến du học sinh Mỹ về ViệtNam tránh Covid-19 lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan khi Mỹ không tiếp nhậnsinh viên quốc tế nếu học kỳ mùa thu chuyển sang online 100%.

Đón làn sóng du học sinh về nước, nhiều trường đại học tại Việt Nam đã bổ sung các chương trình liên kết, du học bán phần hoặc mở rộng mạng lưới đối tác để giúp du học sinh không dang dở giấc mơ du học.

Theothông báo của ICE, sinh viên quốc tế đang giữ visa F-1 và M-1 sẽ phải về nướcnếu chương trình đang theo học chuyển sang dạy online 100% vào mùa thu tới.Nhiều tổ chức, cá nhân lên tiếng phản đối chính sách này, cho là “sai lầm”. Đại học Harvard và Viện Côngnghệ Massachusetts (MIT) thậm chí còn kiện chính quyền Trump về chính sách này.Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định sẽ gây áp lực để các thống đốc bang mở lại trườngvào mùa thu.

Ảnh minh hoạ (nguồn: INT)

Trường tưthục tựu trường sớm hơn trường công 4 tuần

Bộ GD&ĐTvừa có thông tin chính thức về lịch tựu trường năm học 2020-2021 của khối tưthục. Theo đó, khối trường này vẫn có thể học sớm 4 tuần so với trường cônglập.

Theo BộGD&ĐT, tại họp báo thường kỳ quý II năm 2020 (ngày 30/6), Bộ GD&ĐT đãthông tin việc Bộ đang xây dựng Dự thảo Quyết định ban hành Khung kế hoạch thờigian năm học 2020-2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dụcthường xuyên, thay thế cho Quyết định số 2071/QĐ-BGDĐT đã áp dụng từ năm học2017-2018.

Theo đó, tiếptục quy định thống nhất trong cả nước thời gian khai giảng năm học 2020-2021 làngày 5/9/2020.

Quy địnhkhông tổ chức dạy học trước ngày khai giảng. Thời gian tập trung học sinh đểchuẩn bị cho khai giảng năm học mới sớm nhất là ngày 1/9/2020.

Riêng đối vớitrường tư thục, năm học 2020-2021 vẫn thực hiện quy định theo Thông tư số13/2011/TT-BGDĐT.

Đồng thời, BộGD&ĐT cũng sẽ xem xét việc sửa đổi Thông tư số 13/2011/TT-BGDĐT theo hướngphù hợp hơn về thời gian học tập, rèn luyện ở trường và thời gian nghỉ hè củahọc sinh.

Các trường tưthục cần báo cáo với Sở GD&ĐT về thời gian tập trung học sinh đến trườngnhưng cần lưu ý dành thời gian cho học sinh được nghỉ hè trong bối cảnh kếtthúc năm học 2019-2020 muộn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Có thể bạn quan tâm
  • Những điều du học sinh Việt Nam tại Mỹ cần biết

    Những điều du học sinh Việt Nam tại Mỹ cần biết

  • Du học sinh Mỹ phải về nước nếu trường chỉ dạy online: Hiểu thế nào cho đúng?

    Du học sinh Mỹ phải về nước nếu trường chỉ dạy online: Hiểu thế nào cho đúng?

  • Trước thềm năm học mới: Không để thiếu và “sốt” sách

    Trước thềm năm học mới: Không để thiếu và “sốt” sách