Vì sao nhiều trường THPT công lập Thanh Hóa không tuyển đủ chỉ tiêu lớp 10?

Toàn tỉnh thiếu 137 chỉ tiêu học sinh vào lớp 10

Ngày 30/7, thông tin từ SởGD&ĐT tỉnh Thanh Hóa, cho biết: Tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học2020-2021, có 88 trường THPT công lập trong toàn tỉnh tuyển được 32.108 họcsinh, thiếu 137 chỉ tiêu so với tổng số 32.245 chỉ tiêu tuyển mới

Theo đó, toàn tỉnh có 8 trường THPTthiếu chỉ tiêu của tỉnh giao. Các trường này tập trung chủ yếu ở khu vực miềnnúi, như: Trường THPT Bắc Sơn (Ngọc Lặc), THPT Thường Xuân III (Thường Xuân),THPT Hà Văn Mao (Bá Thước)…

Trong khi đó, năm nay ở khu vực miềnnúi của Thanh Hóa, có một số trường lấy điểmchuẩn đầu vào khá cao, như: Trường THPT Như Thanh 20,3 điểm, THPT Thạch ThànhI, 19,5 điểm, THPT Thạch Thành III, 17,9 điểm, THPT Mường Lát 17,7 điểm…

Trường THPT Quảng Xương 1 (Thanh Hóa) năm nay cũng tuyển không đủ chỉ tiêu học sinh vào lớp 10.

Vì sao điểm chuẩn đầu vào của TrườngTHPT Mường Lát (Thanh Hóa) lại khá cao như vậy? Trao đổi với Báo GD&TĐ, ông TrầnAnh Văn – Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Mức điểm chuẩn nêu trên mới là cáchtính cơ học của Sở GD&ĐT. Bởi lẽ, năm nay trường THPT Mường Lát có 22 họcsinh được tuyển thẳng từ Trường THCS Dân tộc nội trú huyện. Bên cạnh đó, số họcsinh xin rút hồ sơ, học bạ (sau khi trúng tuyển vào 10) để đi học nghề là baonhiêu, thì cũng chưa được làm phương pháp loại trừ.

Do đó, ông Văn giải thích: “Cóthể, sau khi có số học sinh xin rút hồ sơ, học bạ để đi học nghề, thì số lượnghọc sinh còn lại sẽ giảm xuống. Như vậy, lúc đó, nhà trường sẽ phải tính lại điểmchuẩn theo phương pháp xét từ cao xuống thấp, để lấy cho đủ chỉ tiêu được giao”.

Cũng theo ông Văn, năm nay, theochỉ tiêu của Sở GD&ĐT giao cho nhà trường THPT Mường Lát tuyển sinh vào khối10 là 7 lớp, với số lượng là 294 học sinh. Trong khi đó, số hồ sơ đăng ký tuyểnsinh là 392 thí sinh.

“Tuy nhiên, vài ngày tới, nhà trường sẽ căn cứ vào số lượnghọc sinh chuyển đi học các trường, như : THPT Dân tộc nội trú tỉnh, các trườngCao đẳng nghề…rồi tiếp tục xét điểm từ cao xuống thấp, để chọn lọc học sinh.Lúc đó, có thể điểm chuẩn của nhà trường không phải là 17.7 điểm, mà có thể sẽthấp hơn”, ông Văn nói.

Hiệu trưởng Trường THPT Mường Látcũng cho biết thêm: Hằng năm, số lượng học sinh sau khi thi tuyển vào lớp 10, rồimới rút hồ sơ, học bạ chuyển đi các trường nghề là khá nhiều. “Năm học 2019 –2020, sau khi kết thúc kỳ tuyển sinh vào lớp 10, ở Trường THPT Mường Lát có tớihơn 200 học sinh xin rút hồ sơ, học bạ để chuyển đi các trường nghề”, ông Văn chohay.

Nguyên nhân nhiều trường thiếu chỉ tiêu

Theo thống kê của Sở GD&ĐTThanh Hóa, năm nay có tới 8/88 trường THPT trên địa bàn tỉnh này tuyển sinhkhông đủ chỉ tiêu. Trong đó có một số trường như: Trường THPT Hà Văn Mao, huyệnBá Thước, THPT Bắc Sơn (huyện Ngọc Lặc)…

Bà Lê Nguyệt Nga – Hiệu trưởng TrườngTHPT Hà Văn Mao, cho biết: Năm nay, nhà trường được giao chỉ tiêu tuyển 336 họcsinh lớp 10, với số lượng 8 lớp. Tuy nhiên, chỉ tuyển được 309 học sinh, thiếu27 em so với chỉ tiêu.

Theo bà Nga, nguyên nhân thiếu chỉ tiêu tuyển sinh, cóthể là do các Trường Cao đẳng nghề về tư vấn, tuyển sinh cho học sinh ở khối lớp9. Vì thế, nhiều học sinh ở khu vực miền núi đã không nộp hồ sơ dự thi vào lớp10 THPT. Vì lẽ đó, dẫn đến việc một số trường THPT tuyển sinh không đủ chỉtiêu.

“Trường THPT Hà Văn Mao thiếu 27 chỉ tiêu, nên nhà trường sẽ giảm sĩ số họcsinh khoảng dưới 40 học sinh/lớp, để duy trì số lớp học theo biên chế”, bà Nga nói.

Trường THPT Hà Văn Mao (Bá Thước,Thanh Hóa) – nơi không tuyển đủ chỉ tiêu học sinh vào lớp 10, năm học 2020-2021

Trao đổi với GD&TĐ, bà Phạm ThịHằng – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa, cho biết: Lý do một số trường THPTtuyển không đủ chỉ tiêu vào lớp 10, năm học 2020-2021, là nhiều học sinh đã lựachọn con đường không vào học THPT. Đặc biệt, ở các trường ở miền núi, mặc dù cácem vẫn làm hồ sơ đăng ký dự thi, nhưng sau đó không tham gia thi tuyển, mà chọncách đi học nghề. Đó cũng là một cách phân luồng học sinh tốt.

Cũng theo bà Hằng, qua rà soát thìkhông có trường nào thiếu hụt chỉ tiêu quá lớn để phải giảm lớp. “Vừa rồi, cótrường chỉ thiếu vài học sinh, hoặc có trường thiếu chưa tới 30 chỉ tiêu, thì vẫn có thểgiữ nguyên số biên chế lớp học theo quy định không quá 42 học sinh/lớp. Còn nếucó tình huống thiếu hụt quá nhiều, buộc phải giảm lớp học, thì Sở sẽ có phướngán điều động giáo viên dôi dư đi trường đang thiếu giáo viên”, bà Hằng cho hay.

Theo khảo sát tại một số trường ởcác huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa, cho thấy, nhiều học sinh lớp 9 khi chuẩn bịlên lớp 10, đã được các trường trung cấp, cao đẳng nghề về tận nơi tư vấn và địnhhướng cho học sinh.

Theo đó, em nào không mong muốn học lên THPT, thì đăng kýnguyện vọng đi học nghề. Sau thời gian vừa học nghề, vừa học văn hóa, các em ratrường thì có cả chứng chỉ nghề và chứng nhận hoàn thành bậc THPT. Hơn nữa, nhiềutrường nghề còn đãi ngộ học sinh bằng cách hỗ trợ tiền ăn và học phí trong thờigian học.

Sau khi các em hoàn thành chương trình học, nhà trường còn làm cầu nối,giới thiệu cho các em vào làm việc tại các công ty, doanh nghiệp… Chính vì vậy,việc một số trường THPT ở Thanh Hóa năm nay không tuyển đủ chỉ tiêu, cũng là điềudễ hiểu.