Tiềm năng lớn du lịch miền Trung – học ngành Du lịch ở đâu?

Khoa Du lịch, TrườngĐH Kinh tế – ĐH Đà Nẵng có 2 ngành: Ngành Quản trị dịch vụ và lữ hành (2 chuyênngành: Quản trị kinh doanh Du lịch và Quản trị Sự kiện & Lễ hội) và Quản trịkhách sạn.

Ngoài liên kết với gần 120 khách sạn, 37 công ty lữ hành và32 công ty tổ chức sự kiện trong tổ chức đào tạo, tiếp nhận sinh viên thực tậpvà tuyển dụng, trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng còn đầu tư xây dựng và đưa vàokhai thác Khu phức hợp thực hành theo hướng hiện đại.

Khu phức hợp thực hành củaKhoa Du lịch được gọi là “DUE HOTEL” có diện tích 500m2, cấp hạng tương đương 4sao gồm một quầy lễ tân, một nhà hàng, bếp, quầy bar, 3 phòng ngủ để SV có điềukiện trải nghiệm thực tế, tích lũy và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp.

SV khoa Du lịch trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng tham gia Ngày hội trải nghiệm tại khu nghỉ dưỡng Laguna (Lăng Cô, Huế)

TS Võ Thị Quỳnh Nga – Trưởng khoa Du lịch, trường ĐH Kinh tế,ĐH Đà Nẵng cho biết: “Mặc dầu khóa tuyển sinh khoá tuyển sinh 46 của năm nay,liên quan đến các chuyên ngành thuộc khoa Du lịch quản lý (Chuyên ngành Quản trịKhách sạn, Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh Du lịch và Chuyên ngành Quản trị Sựkiện) thì không tuyển theo chương trình đào tạo đặc thù nhưng với những kinhnghiệm rút ra được từ việc tham gia dự án USAID COMET (Nâng cao khả năng sẵnsàng làm việc của sinh viên thông qua nâng cao chất lượng giảng dạy do Cơ quanphát triển Quốc tế Hoa Kỳ-USAID tài trợ) và từ việc triển khai chương trình đàotạo theo cơ chế đặc thù áp dụng cho khoá 44 và 45, khoa vẫn có định hướng áp dụngtinh thần của chương trình đào tạo đặc thù là work-based learning: sinh viên họcvới các chuyên gia đến từ doanh nghiệp nhiều hơn, học trong môi trường doanhnghiệp nhiều hơn cả thực và giả đinh-là ở Khu phức hợp thực hành của trường.

Mức học phí cho khoá tuyển sinh 2020-2021 của trường ĐHKinh tế, ĐH Đà Nẵng như sau: chuyên ngành Quản trị khách sạn và chuyên ngành Quảntrị kinh doanh du lịch là 19,5triệu/năm; của chuyên ngành Quản trị sự kiện là16,5 triệu/năm và thu từng học kỳ một.

Theothống kê của trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Năng, tỷ lệ SV ra trường có việc làm là100% với cả 2 ngành Quản trị khách sạn và Quản trị Du lịch và Lữ hành (bao gồm 2 chuyên ngành là Quản trị Kinhdoanh Du lịch và Quản trị Sự Kiện) trong năm 2017 và 2018. Tỷ lệ ra trường cóviệc làm của ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành năm 2016 là 98.5%.

SV Khoa Du lịch, trường ĐH Đông Á thực tập nghề nghiệp

Vớicác khối trường ngoài công lập, trường ĐH Duy Tân ĐH Đông Á được đánh giá cósự đầu tư mạnh về CSVC và đội ngũ trong đào tạo du lịch.

Họcphí khối ngành Du lịch tại Đại học Đông Á được đánh giá là thấp nhất trong sốcác trường đại học có đào tạo ngành này ở khu vực miền Trung với 7 triệu/học kỳ.

Lợithế của sinh viên khối ngành Du lịch tại Đại học Đông Á là sự chuẩn bị về kiếnthức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong chuyên nghiệp và ngoại ngữ ngaytừ năm đầu tiên với 3 học kỳ thực hành nghề nghiệp tại doanh nghiệp cùng 1 nămthực tập nghề nghiệp tại nước ngoài (Nhật, Singapore) để sẵn sàng làm việctrong môi trường tiêu chuẩn tại các đơn vị dịch vụ du lịch ngay khi vừa tốtnghiệp.

KhoaDu lịch Đại học Đông Á hiện có 9 phòng thực hành tiêu chuẩn về các nghiệp vụbàn, bar, bếp, buồng, lễ tân. Trong đó, khu thực hành bếp được đầu tư mới với tổngkinh phí hơn 2,5 tỷ đồng, trong đó có nguồn tài trợ từ chính phủ Úc và tập đoànCookbiz (Nhật Bản). Phòng thực hành được thiết kế nhằm phục vụ quy mô lớp học30 SV/lớp, 3 suất học/ngày theo tiêu chuẩn của Viện William Angliss (Úc) và tậpđoàn Cookbiz (Nhật).

KhoaDu lịch trường ĐH Đông Á đào tạo theo hướng thực hành với thời lượng thực hànhchiếm hơn 50% toàn khóa học. Trong đó, sinh viên được đào tạo kỹ năng nghề nghiệptheo tiêu chuẩn Nhật Bản. Về ngôn ngữ, hiện có 60% sinh viên theo ngôn ngữ tiếngAnh, 30% chọn ngôn ngữ Nhật và 10% sinh viên theo các ngôn ngữ khác như tiếngHàn, tiếng Trung,…

SVkhoa Du lịch trường ĐH Đông Á được kết nối thực tập nghề nghiệp cho sinh viên tại122 doanh nghiệp trong nước. Đồng thời khoa cũng đang triển khai các chươngtrình internship và làm việc cho sinh viên với 16 đối tác nước ngoài như Nhật Bản,Singapore, Úc.

Đàotạo nhân lực ngành du lịch được trường ĐH Duy Tân xác định là thế mạnh. Nhà trườngđã thành lập Viện Đào tạo và Nghiên cứu Du lịch với 2 khoa trực thuộc gồm KhoaKhách sạn Nhà hàng quốc tế và Khoa Du lịch lữ hành quốc tế; thực hiện đào tạocác ngành gồm Quản trị Du lịch & Khách sạn, Quản trị & Lữ hành, Quản trịDu lịch & khách sạn chuẩn PSU, Quản trị Du lịch & Lữ hành chuẩn PSU, Quảntrị Du lịch & Nhà hàng chuẩn PSU.

Ngoàiđội ngũ GV có trình độ chuyên môn cao, các ngành đào tạo liên quan đến du lịchcủa trường ĐH Duy Tân đã xây dựng các phòng thực hành bar, bếp, lễ tân, nhà hàng và buồng ngay tại trường. Đặc biệtlà có Khách sạn Epin, địa chỉ 733 đường Nguyễn Tất Thành, Tp. Đà Nẵng cùng môhình nhà trường – khách sạn tại 59 Hà Bổng đang tạo cơ hội cho sinh viên thựchành ngành nghề Du lịch.

Họcphí của trường ĐH Duy Tân ở mức 720.000/tín chỉ, mỗi học kỳ SV đăng ký tối thiểu16 tín chỉ và được đăng ký đến 19 tín chỉ, số tín chỉ đăng .

Ngoài ra, Đà Nẵng còn một số trường đào tạo nhân lực cho ngành du lịch ở bậc cao đẳng, trung cấp như: trường CĐ Du lịch Đà Nẵng, CĐ Thương mại, CĐ Nghề Đà Nẵng, CĐ Việt – Úc và một số trung tâm đào tạo nghề ngắn hạn khác.