Sáng mai giao lưu trực tuyến: Giải pháp nào ngăn tiêu cực trong kỳ thi THPT quốc gia?

Giải pháp nào ngăn tiêu cực và đảm bảo công bằng trong kỳ thi THPT quốc gia?

Giải pháp nào ngăn tiêu cực và đảm bảo công bằng trong kỳ thi THPT quốc gia?

>> MỜI QUÝ ĐỘC GIẢ ĐẶT CÂU HỎI TẠI ĐÂY <<

Hiện nay, việc tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia tại các địa phương do Sở GD-ĐT chỉ trì, các trường ĐH, CĐ phối hợp tổ chức với phần lớn các môn thi/bài thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, trong mỗi phòng thi, mỗi thí sinh có một mã đề thi riêng; bài thi trắc nghiệm được chấm bằng máy với quy trình chặt chẽ là giải pháp tốt để đảm bảo độ tin cậy, tính khách quan của kết quả thi.

Tuy nhiên, tính nghiêm túc, trung thực, độ tin cậy của kết quả thi sau vụ bê bối điểm thi ở Hà Giang, Sơn La cho thấy, trong mỗi khâu của quá trình tổ chức thi chưa nghiêm túc, sơ hở… sai phạm xảy ra đã vi phạm rất nghiêm trọng quy chế thi.

Theo nhiều chuyên gia tuyển sinh, việc chống tiêu cực trong coi thi là công việc khó khăn và phức tạp nhất do nó liên quan đến hoạt động của hàng triệu thí sinh và hàng trăm nghìn cán bộ làm nhiệm vụ khi kỳ thi đang diễn ra. Việc khó khăn này Bộ GD-ĐT đã làm được và thành công.

Còn tiêu cực chấm thi, nếu có xảy ra chỉ liên quan đến hoạt động của một số người rất hạn chế. Đặc biệt chấm thi trắc nghiệm thì chỉ có một số rất ít người chịu trách nhiệm trực tiếp liên quan. Vì thế việc chống tiêu cực ở chấm thi trắc nghiệm không khó thực hiện so với việc chống tiêu cực trong quá trình coi thi. Nhưng thực tế, tiêu cực trong thi cử vẫn xảy ra nghiêm trọng như vừa qua ở khâu này.

Vậy, nếu tiếp tục duy trì kỳ thi tốt nghiệp THPT như hiện nay thì giải pháp nào ngăn ngừa tiêu cực trong khâu chấm thi?

Các trường ĐH nên có phương thức tuyển sinh như thế nào để đảm bảo công bằng, khách quan khi sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia?

>> MỜI QUÝ ĐỘC GIẢ ĐẶT CÂU HỎI TẠI ĐÂY <<

Báo Dân trí tổ chức buổi giao lưu trực tuyến về chủ đề này để bạn đọc đặt câu hỏi với các khách mời:

1. GS.TS Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng trường ĐH Thương Mại

GS.TS Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng trường ĐH Thương Mại

GS.TS Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng trường ĐH Thương Mại

2. PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

3. Thầy giáo Vũ Khắc Ngọc – người đầu tiên phát hiện điểm thi cao bất thường của các tỉnh Hà Giang, Sơn La và một số tỉnh khác.

Thầy giáo Vũ Khắc Ngọc

Thầy giáo Vũ Khắc Ngọc

Mời bạn đọc đặt câu hỏi với 3 vị khách mời trên TẠI ĐÂY.

Ban Giáo dục