Nữ phó giáo sư ngành kỹ thuật “hái quả ngọt” từ những đam mê nghiên cứu

Khát khao truyền lửa

Đến trường Đại học Thủy lợi, hỏi về PGS.TS Đồng Kim Hạnh, giảngviên bộ môn Công nghệ và quản lý xây dựng, thuộc khoa Công trình thì ai cũng biết.Xinh đẹp, giản dị, nhỏ nhẹ nhưng cực kì sắc bén và quyết liệt là ấn tượng đầutiên khi người ta gặp vị nữ Phó giáo sư sinh năm 1978 quê gốc Hà Nội này.

Dù là một giảng viên tuổi đời còn trẻ nhưng PGS,TS Hạnh là một giảngviên có thâm niên trong công tác giảng dạy chuyên môn cho sinh viên và học viêncao học, hướng dẫn đồ án tốt nghiệp cho sinh viên, hướng dẫn luận văn cho họcviên cao học, hướng dẫn luận án cho nghiên cứu sinh.

Ngoài ra, PGS,TS Hạnh còn thích cựcbiên soạn bài giảng, giáo trình, dịch tài liệu tham khảo dùng cho sinh viên, họcviên cao học cũng như việc xây dựng chương trình đào tạo cho hệ đại học, cao họcvà nghiên cứu sinh đối với chuyên ngành Công nghệ và quản lý xây dựng.

Gần 20 năm công tác, mỗi năm PGS,TS Hạnh đã hướng dẫnhàng chục sinh viên làm đồ án và bảo vệ thành công đồ án tốt nghiệp đại học, sốlượng học viên hướng dẫn đã bảo vệ thành công luận văn cao học trong 3 năm trởlại đây là 40/55 học viên.

Hiện tại PGS,TS Hạnh đang là giảng viên đồng hướng dẫn 2 nghiên cứu sinh vàhướng dẫn chính 1 nghiên cứu sinh. Để góp phần phát triển nhà trường, truyền thụkiến thức cho sinh viên hàng năm chị Hạnh cũng có những sáng kiến cải tiếntrong công tác biên soạn đề thi, giảng dạy môn học thực hành với số lượng sinhviên đông để sao cho hiệu quả, chất lượng đào tạo là cao nhất.

Từ năm 2015 đến 2019, nhiều bài báo của PGS,TS Hạnh đã có mặt trên các báovà tạp chí uy tín trong và ngoài nước. Các bài báo trên các tạp chí quốc tế uytín thuộc danh mục ISI (Institute for Scientific Information, Hoa Kỳ), Tạp chíthuộc danh mục Scopus góp phần nâng tầm Đại học Thủy Lợi trên bảng xếp hạng quốcgia và quốc tế.

Chinh phục những thử thách

Với lòng đam mê dành cho khoa học, PGS,TS Hạnh đã hoàn thành xuất sắccác công trình nghiên cứu khoa học như Nghiên cứu ứng dụng công nghệ đinh đất đểgia cường mái dốc trong các công trình xây dựng (2014); Nghiên cứu chế độ thủyđộng lực học và vận chuyển bùn cát vùng cửa sông và bờ biển vịnh Nha Trang, tỉnhKhánh Hòa (2013-2015)…

PGS,TS Đồng Kim Hạnh nhiều lần vinh dự được khen thưởng cấp trường, cấp Bộ.

Điểm đặc biệt là tất cả các nghiên cứu của chị đều xuất phát từ thựctế ứng dụng và nhu cầu phát triển của ngành. Đây cũng là lí do các công trìnhnghiên cứu của chị luôn được đánh giá cao và có số lượng trích dẫn lớn.

Đơn cửnhư sáng kiến về Công tác quản lý thi công màng chống thấm HDPE (sản xuất từ vậtliệu PE cao phân tử do hãng Solmax International – Malaysia sản xuất) tách nướcmưa cho các ô chôn lấp rác thải.

PGS,TS Hạnh chia sẻ: Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, huyện SócSơn có tổng diện tích khoảng 83,5ha, trong đó có 53,49 ha được sử dụng vào việcchôn lấp rác thải. Việc chôn lấp rác thải theo quy trình: thu gom rác và đổ vàohố – rải đều – phun chế phẩm – nén chặt – phủ đất – phủ màng chống thấm. Rácsau khi được nén chặt, phần nước rác chảy vào các rãnh thu nước rác, được dẫnra các hồ để xử lý.

Tuy nhiên, vào mùa mưa bão, một lượng lớn nước mưa rơi xuốngcác ô chôn lấp. Lượng nước mưa này cùng với lượng nước rác từ trong các ô chônlấp chảy ra các hồ chứa nước rác, gây quá tải cho hồ và các trạm xử lý nướcrác, gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh.

Để khắc phục hiện tượng này, giải pháp sử dụng màng chống thấmHDPE tách nước mưa, giảm thiểu sự phát sinh nước rác, tránh được nguy cơ vỡ bờbao các hồ chứa nước rác và các sự cố môi trường đã được tính toán và áp dụngthử nghiệm.

Sau khi áp dụng thử nghiệm cho một nửa số ô chôn lấp rác và qua 2mùa mưa thì hệ thống vải phủ bãi cùng với các hồ thu nước rác hoạt động ổn định,nước mưa trên bãi đã chảy tập trung sang hệ thống tiêu thoát nước riêng, phầnnước rác chảy vào các hồ xử lý không còn quá tải. Nguy cơ ảnh hưởng của nướcrác đến môi trường đã được xử lý.

Hay nghiên cứu đánh giá khả năng bồi, xói bờ biển, qua việc nghiêncứu sự thay đổi hình thái bờ biển khu vực Nha Trang. Đây cũng là một đề tài hiệpđịnh thư được chị cùng với các đồng nghiệp, các nhà khoa học đầu ngành tronglĩnh vực thủy lợi cùng thực hiện, được nghiệm thu vào 5/2013.

Chia sẻ về đề tài này, PGS,TS Hạnh cho biết, trước thực trạng các đườngbờ biển, đặc biệt là tại Nha Trang những năm gần đây bị bồi, xói nhiều, ảnh hưởngđến sự phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch của tỉnh Khánh Hòa.

Trong nghiên cứu này, cần sử dụng hệ thống camera video có độ phângiải cao (2Mp) và tần số cao (2Hz) được lắp đặt từ tháng 5 năm 2013 để quan sátcác mặt cắt ngang bờ, vị trí bờ biển và đặc tính sóng (chiều cao và thời gian)được trích xuất từ dữ liệu video hiệu chuẩn bằng phép đo tại chỗ từ hai thí nghiệmhiện trường (từ 23/05 đến 01/06 và 03/12 đến 10/12 2013) và đo lường độ sâutrong suốt sự kiện bão Haiyan.

Theo PGS,TS Hạnh, qua nghiên cứu cho thấy sự phát triển theo mùarõ rệt của bờ biển Nha Trang với sự bồi đắp từ tháng 3 đến tháng 9 và biên độtheo mùa tích lũy khoảng 15m. Ảnh hưởng của bão Nari và Haiyan đến bờ biển cũngrất ấn tượng với những thay đổi từ 4 đến 8m trong mỗi trường hợp.

Từ đó cũngđánh giá được sự phục hồi hình thái bờ biển. Và khoảng thời gian này trung bìnhlà 1,5 tháng. Nghiên cứu này hiện tại đang được xem là tài liệu tham khảo chocác nghiên cứu tương tự và nghiên cứu chuyên sâu về đánh giá tác động hình tháibờ biển, xói lở bờ biển tiếp theo.

“Nghiên cứu khoa học là lĩnh vực tôi đã chọn lựa và tôi chưa bao giờ hối hận vì lựa chọn của mình. Nghiên cứu khoa học không chỉ giúp tôi trưởng thành hơn mà còn tạo điều kiện cho tôi góp phần công sức nhỏ của mình cho xã hội, cho đất nước…”, PGS,TS Hạnh bày tỏ.

PGS,TS Đồng Kim Hạnh, tốt nghiệp Đại học năm 2001, bảo vệ luận văn thạc sĩ năm 2004, bảo vệ luận án tiến sĩ năm 2009 và được phong hàm Phó Giáo sư năm 2015.

PGS,TS Hạnh có 7 năm liền là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 5 năm liền là đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 1 bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT và là chiến sĩ thi đua cấp Bộ năm học 2018-2019.