Nỗ lực đưa Thừa Thiên – Huế thành trung tâm giáo dục chất lượng

Báo cáo nhanhcủa lãnh đạo ngành GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy, năm học2019-2020, ngành GD&ĐTThừa Thiên Huế phát triển trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh thực hiện Nghịquyết 29 của Bộ Chính trị về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT. Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chuẩnbị đầy đủ các điều kiện để thực hiện đổi mới thay sách bắt đầu từ năm học2020-2021.

Tỉnh Thừa ThiênHuế đã tập trung xây dựng địa phương thành trung tâm GD&ĐT đa ngành, đa lĩnh vực chấtlượng cao, là một trong ba trung tâm giáo dục lớn của cả nước đến năm 2030, tầm nhìn đếnnăm 2045…

Quang cảnh buổi làm việc.

Về việc triển khai thực hiện đổi mới chươngtrình, sách giáo khoa, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 35/KH-UBND ngày15/2/2020 để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Kế hoạch tậptrung vào 3 nhiệm vụ chủ yếu làbồi dưỡng đội ngũ giáo viên; rà soát và chuẩn bị cơ sở vật chất thiết bị đáp ứng chương trình mới; biên soạntài liệu giáo dục địa phương…

Về việc chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, năm2020, tỉnh Thừa Thiên Huế có 12.576 thí sinh dự thi. Trong đó,có 779 thí sinh tự do, 404 thí sinh hệ giáo dục thường xuyên đã được bố trí tại35 điểm thi.

Hiện nay, tỉnhThừa Thiên Huế đã thành lập Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT năm2020, phân công rõ ràng nhiệm vụ củatừng thành viên và chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiệncho kỳ thi.

Đặc biệt, cácđiều kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất tại địa điểm đặt Ban Chấm thi, Ban Làmphách, đã bố trí đầy đủ cáccamera ở khu vực chấm thi theo quy định của Quy chế thi. Chuẩn bị đầy đủ tất cảcác phương án dự phòng (mưa lũ, cháy nổ, dịch bệnh…), đảm bảo các điềukiện an toàn tuyệt đối, với tinh thần quyết tâm cao nhất không để xảy ra sự cốbất thường mà không có phương án xử lý.

Ông Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại buổi làm việc.

Ghi nhận những kết quả đạt được của tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đánh giá cao nỗ lực của ngành GD&ĐT và sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo tỉnh dẫn tới các chỉ số về giáo dục của Thừa Thiên Huế đạt những kết quả tốt.

Mặt khác, Thừa Thiên Huế là tỉnh có bề dày và truyền thống về giáo dục, có Đại học Huế đóng trên địa bàn, với sự vào cuộc mạnh mẽ của lãnh đạo tỉnh, tin tưởng tỉnh sẽ đạt nhiều thành tựu hơn nữa trong công tác GD-ĐT.

Để đảm bảo chokỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lưu ý tỉnh Thừa Thiên Huếnhững vấn đề đảm bảo an toàn của kỳ thi, các thành viên ban chỉ đạo phải làm tốtviệc phân công trách nhiệm trong công tác tổ chức, bám sát các chỉđạo của Bộ, trong trường hợp có vướng mắc gì thì phải kịp thời báo cáo Bộ chỉ đạoxử lý, tránh để sai sót xảy ra.

Ông Trần Quang Nam, Chánh văn phòng Bộ GD&ĐT mong muốn tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với các cơ quan truyền thông làm tốt hơn nữa công tác truyền thông cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020

Trong vấn đề quy hoạch sắp xếp mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất, về đội ngũ cán bộ, giáo viên, Thừa Thiên Huế cần phải quan tâm phát triển nguồn nhân lực, đổi mới giáo dục và hỗ trợ Đại học Huế, nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục của trường Quốc học Huế – không chỉ dành cho học sinh của Thừa Thiên Huế mà của miền Trung…

Ông Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế bày tỏ cảm ơn Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã quan tâm và chỉ ra những tồn tại, hạn chế để từ đó tỉnh có nhận định chính xác tiếp tục quan tâm và xây dựng giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế là trung tâm giáo dục chất lượng của miền trung nói riêng và cả nước nói chung.

Thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên Huếcũng mong Bộ GD&ĐT quan tâm, chia sẻ để phát triển lĩnh vựcgiáo dục và đạo tạo của tỉnh cũng như thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 54 của BộChính trị. Tỉnh sẽ tập trung công tác giải phóng mặt bằng, làm tốt các côngviệc Bộ đã giao cho công tác chuẩn bị kỳ thi và năm học mới.

Ông Bùi ThanhHà đề nghị UBND tỉnh và các đơn vịliên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Bộ trưởng tại buổi làmviệc; đồng thời cam kết sẽ đảm bảo kỳ thì diễn ra nghiêm túc, đạt kết quả tốt,không để xảy ra tiêu cực.