Khắc phục lợi ích nhóm, huy động tối đa tinh thần xã hội hóa biên soạn SGK

Trả lời cử tri, BộGD&ĐT cho biết: Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội đã xác định thựchiện một chương trình, nhiều bộ SGK. Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông đãđược phê duyệt, các nhà xuất bản biên soạn SGK gửi Bộ GD&ĐT thẩm định vàphê duyệt.

Trên cơsở kết quả phê duyệt của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, các cơ sở giáo dục phổ thônglựa chọn SGK để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ họcsinh theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Căn cứChương trình giáo dục phổ thông đã được phê duyệt, các nhà xuất bản biên soạn SGKgửi Bộ GD&ĐT thẩm định và phê duyệt. Căn cứ kết quả phê duyệt của Bộ trưởngBộ GD&ĐT các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn SGK để sử dụng dựa trên ýkiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Ngày 30/01/2020, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số01/2020/TT-BGDĐT hướng dẫn việc lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông,trong đó quy định rõ thành phần tham gia Hội đồng lựa chọn SGK gồm: Ban Giámhiệu, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, đại diện cha mẹ học sinh. Hội đồng sẽhọp, thảo luận, nghiên cứu kết quả sinh hoạt chuyên môn từ tổ bộ môn và tiếnhành bỏ phiếu kín.

Đồng thời, Thông tư cũng quy định rõ trách nhiệm của ủy bannhân cấp tỉnh, cấp huyện, của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đàotạo, các cơ sở giáo dục phổ thông để tổ chức thực hiện lựa chọn SGK phù hợp, bảođảm việc học tập của học sinh đỡ bị xáo trộn và trước mắt thực hiện tốt ở lớp 1năm học 2020-2021.

Nhưvậy, việc quy định quy trình lựa chọn SGK, thành phần tham gia Hội đồng nhưtrên sẽ khắc phục được tình trạng lợi ích nhóm và huy động được tối đa tinhthần xã hội hóa theo quy định của số 88/2014/QH13 của Quốc hội.

Cũng theo Bộ GD&ĐT, Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốchội đã nêu: “Thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa; có một số sách giáokhoa cho mỗi môn học”; “Các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn sách giáo khoa đểsử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫncủa Bộ Giáo dục và Đào tạo”.

Việcbiên soạn SGK của các nhà xuất bản căn cứ trên Chương trình giáo dục phổ thôngcủa Bộ GD&ĐT để cụ thể hóa vào nội dung SGK. Như vậy, việc sử dụng chungmột bộ SGK trên cả nước là không cần thiết và thiếu sự chủ động lựa chọn củacác địa phương.

Theotại điểm c, khoản 1, Điều 32 Luật Giáo dục năm 2019 và có hiệu lực từ 1/7/2020,quy định “ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa, sửdụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn”.

Nhưvậy, sau ngày 1/7/2020, Bộ GD&ĐT sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn các địa phươnglựa chọn SGK theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 32 Luật Giáo dục 2019.

Có thể bạn quan tâm
  • Đại biểu Quốc hội: Xã hội hóa sách giáo khoa thành công bước đầu

    Đại biểu Quốc hội: Xã hội hóa sách giáo khoa thành công bước đầu

  • Xã hội hóa biên soạn SGK: Huy động trí tuệ, tài chính toàn xã hội

    Xã hội hóa biên soạn SGK: Huy động trí tuệ, tài chính toàn xã hội

  • Xã hội hóa biên soạn SGK: Giảm chi ngân sách, chống độc quyền

    Xã hội hóa biên soạn SGK: Giảm chi ngân sách, chống độc quyền