Hy vọng với ‘kỹ năng công dân số’

Học sinh Trường tiểu học Nguyễn Thái Học, quận 1 sinh hoạt tập thể tại sân trường. Đây là 1 trong 44 trường được chọn thực hiện giáo dục kỹ năng công dân số từ năm học 2023-2024 – Ảnh: nhà trường cung cấp

Bởi họ biết rằng trong bối cảnh thời đại công nghiệp 4.0 như hiện nay, chắc chắn họ không thể cấm cản con em mình tiếp xúc với công nghệ thông tin – truyền thông.

Nhất là ở lứa tuổi học sinh, các em không chỉ tò mò, mong muốn khám phá và sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) mà còn học hỏi rất nhanh, rất nhạy bén khi ứng dụng CNTT vào đời sống.

Ở lứa tuổi “ăn chưa no lo chưa tới” này, nếu không được định hướng rõ ràng, học sinh rất dễ vướng phải những rủi ro, nguy hiểm trực tuyến. Thực tế thời gian gần đây đã thể hiện rất rõ điều này.

Thay vì lên mạng tìm tài liệu, tự học… thì một số học sinh lên mạng để chat, nói xấu, “dìm hàng” bạn bè.

Hậu quả là các em hẹn gặp nhau ở ngoài đời rồi đánh nhau, hạ nhục nhau, gây tổn thương nặng nề cho nhau không chỉ về mặt thể chất mà cả về mặt tinh thần.

Khi thấy bạn mình xô xát với nhau, khi thấy tình trạng bạo lực học đường xảy ra ngay trước mắt mình, thay vì can ngăn hay báo cho người lớn thì một số em lại xem đó là cơ hội vàng, lấy ngay điện thoại thông minh ra quay clip rồi post lên mạng và ung dung ngồi đếm like.

Cũng do thiếu kỹ năng và chưa được giáo dục đến nơi đến chốn về việc sử dụng CNTT – truyền thông đúng cách nên đã có những học sinh like, share các bài viết vô căn cứ, cổ xúy cho lối sống buông thả, dựa dẫm; cổ xúy cho tật nói tục, chửi thề…

Do đó, vấn đề đặt ra là việc giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh cần phải thực hiện một cách bài bản, khoa học và thực chất. Nếu học sinh được giáo dục tốt, có kỹ năng sử dụng CNTT một cách an toàn thì CNTT – truyền thông sẽ giúp ích cho các em rất nhiều trong quá trình học tập, tìm kiếm tri thức, phát triển tư duy…

Học sinh cần được học về cách sử dụng và giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của CNTT – truyền thông; cách ứng xử phù hợp trong môi trường số. Ngoài ra, các em cũng rất cần được hướng dẫn về việc ứng dụng CNTT – truyền thông trong học tập, nhất là trong quá trình tự học và sáng tạo để thực hiện những sản phẩm số…

Việt Nam đã xác định xây dựng chính phủ điện tử hướng tới việc phát triển chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số, nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số toàn diện trong giai đoạn 2021-2030.

Hiện nay, các ngành các cấp đều đang đẩy mạnh chuyển đổi số trên mọi “mặt trận”. Dĩ nhiên, chính phủ số sẽ khó hoàn thiện nếu thiếu công dân số.

Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh tiểu học – bậc học phổ thông nền tảng – là hết sức cấp thiết. Thế còn học sinh trung học? Lứa tuổi này cũng rất cần được trang bị đầy đủ năng lực số để sống trong môi trường số. Đây cũng là một trong những kỹ năng quan trọng để các em bước vào đời trong bối cảnh công nghệ đang phát triển như vũ bão hiện nay.

Khi nào thì học sinh trung học ở TP.HCM sẽ được trang bị kỹ năng công dân số?

Khi nào chương trình giáo dục kỹ năng công dân số sẽ được thực hiện trên cả nước chứ không chỉ TP.HCM?

Mong mỏi và hy vọng…

Mới cấp tiểu học đã luyện thi IELTS, có nên không?Mới cấp tiểu học đã luyện thi IELTS, có nên không?

Mới đây, một học sinh tiểu học tại TP.HCM gây xôn xao dư luận khi em đạt 7.5 IELTS. Đó không phải là trường hợp cá biệt khi ngày càng nhiều học sinh tiểu học được cha mẹ cho học, ôn luyện thi IELTS.