Hà Nội rà soát giáo viên tiếng Anh: Có thầy giỏi thì sẽ có trò giỏi

Đòi hỏi cấp thiết

Theoông Lê Ngọc Quang- Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, mục đích của việc tổ chứckiểm tra đối với giáo viên tiếng Anh là để có căn cứ xếp lớp tổ chức đào tạo,bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ cho các thầy giáo, cô giáo dạy môn họcnày.

Việctổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ giáo viêntiếng Anh là cần thiết trong bối cảnh hiện nay khi mà học sinh có rất nhiều cơhội học tiếng Anh ở bên ngoài nhà trường; số lượng giáo viên bản ngữ có chấtlượng tham gia dạy tiếng Anh ngày càng tăng.

Nếucác thầy, cô giáo không kịp thời được đào tạo nâng chuẩn thì sẽ lạc hậu, khôngđáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ dạy học ở các nhà trường và mong muốn của phụhuynh.

Traođổi về vấn đề này, cô Bạch Thị Thanh Huyền- Hiệu trưởng trường Tiểu học TrầnQuốc Toản (quận Hoàn Kiếm) cho biết: Việc rà soát để xếp lớp đào tạo nâng chuẩnquốc tế cho giáo viên tiếng Anh là chủ trương đúng đắn của Sở và thành phố.

Tới đâyTiếng Anh trở thành môn chính thức của chương trình giáo dục phổ thông mới thìviệc nâng chuẩn trình độ đào tạo đối với GV là yêu cầu đòi hỏi cấp thiết. Việc GV nỗ lực nâng cao trình độ tiếng Anh sẽ góp phần nâng cao chất lượnggiảng dạy, cũng chính là vì học sinh của mình. Nhà trường sẽ bố trí sắp xếp,tạo điều kiện cho giáo viên tham gia khảo sát và bồi dưỡng.

CôHuyền cho biết thêm, nếu khóa học được tổ chức trong hè thì sẽ không ảnh hưởngnhiều đến việc giảng dạy của giáo viên học sinh trong trường. Nếu tổ chức trongnăm học thì vẫn có phương án bố trí để đảm bảo không thiếu giáo viên. 2 giáo viên tiếng Anhcủa nhà trường đã sẵn sàng tham gia lớp đào tạo.

Còncô Đỗ Mai Phương- giáo viên tiếng Anh Trường tiểu học Trần Quốc Toản cho chiasẻ, từ năm 2019, Ban giám hiệu nhà trường đã thông báo chủ trương nâng caotrình độ cho giáo viên ngoại ngữ. Đây là chủ trương đúng đắn để nâng cao trìnhđộ cho giáo viên.

Khôngphải giáo viên nào cũng có cơ hội tham gia vào khóa thi IELTS vì 100% chi phíkhá đắt đỏ. Được thi IELTS miễn phí không chỉ là cơ hội quý báu không chỉ đốivới giáo viên trẻ mà cả với giáo viên công tác lâu năm để nâng cao trình độ, làcơ hội để trau dồi kiến thức.

“Saukhi ra trường công tác, kiến thức dần bị mai một. Bây giờ được học lại, đượctrau dồi kiến thức là rất tốt bởi việc này sẽ đem lại lợi ích cho bản thân mìnhvà cho HS của mình. Nhiều thầy cô cũng thu xếp công việc để cố gắng tham giavào khóa học vì không phải ai cũng có cơ hội được tham gia khóa đào tạo miễnphí và có lộ trình cụ thể để nâng cao trình độ”. – Cô Phương nói.

Giờ học tiếng Anh của học sinh Trường THCS Bế Văn Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội). Ảnh: Vân Anh

Có thầy giỏi thì sẽ có trò giỏi

Còncô Đào Thị Hồng Hạnh- Hiệu trưởng Trường THCS Bế Văn Đàn (quận Đống Đa) cho hay, nhà trường hoàn toàn ủng hộ chủ trương của Sở vì đây là việc làm cần thiết. Vớiđặc thù của môn ngoại ngữ, những kiến thức các thầy cô áp dụng sau khi ratrường không nhiều.

Nếu khôngđược tái đào tạo một cách bài bản chuyên nghiệp, nhất là không có môi trườngtiếng để cọ sát với người nước ngoài thì kiến thức sẽ dần bị mai một, nhất làkhả năng nghe nói. Thầy cô có thể giỏi về ngữ pháp, giỏi đọc viết nhưng nghenói không có sự tiếp xúc thường xuyên thì sẽ mai một dần.

Đợtkhảo sát này có tác dụng rà soát xem các thầy cô đang đứng ở mức độ nào, xốccác thầy cô lên và tạo cơ hội học tập. Có thể các thầy cô sẽ vất vả một chút vìphải tham gia đào tạo bồi dưỡng nhưng điều này rất cần thiết.

Việckhảo sát để nâng cao trình độ của giáo viên tiếng Anh thể hiện sự quan tâm của thành phố và SởGD&ĐT đối với đội ngũ GV nói chung, đặc biệt GV tiếng Anh. Chưa môn nàođược làm như thế này. Điều này cho thấy thành phố đã có sự quan tâm lớn đối vớiđội ngũ giáo viên tiếng Anh, giúp nâng cao trình độ giảng dạy ngoại ngữ trongcác nhà trường.

CôHạnh cho rằng việc nâng cao trình độ của giáo viên là cần thiết vì điều nàyxuất phát từ nhu cầu của xã hội. Trong khoảng thời gian học tập tại trường, họcsinh phải được trang bị kiến thức, khả năng giao tiếp tiếng Anh để sau này thamgia vào lực lượng lao động. Thầy cô phải là những người có đủ kiến thức đểhướng dẫn được các con. Có thầy giỏi thì sẽ có trò giỏi.

Banđầu, giáo viên cũng có một chút lo lắng vì chưa hiểu rõ chủ trương của thànhphố, của Sở. Tuy nhiên, sau khi được nhà trường giải thích, các thầy cô đều rấthào hứng để tham gia khảo sát. Có cô giáo sắp nghỉ hưu cũng sẵn sàng tham giavì coi đây là cơ hội quý báu để nâng cao trình độ.

“Cácthầy cô bắt đầu sát hạch từ ngày 18/6. Nhà trường đã thu xếp thời gian, thờikhóa biểu để các cô yên tâm tham gia. Do địa điểm sát hạch khá xa nên nhàtrường đã chuẩn bị xe cho các cô di chuyển. Nhà trường luôn tạo điều kiện tốiđa cho các thầy cô tham gia sát hạch cũng như tham gia các lớp đào tạo sau này”-cô Hạnh cho biết.