Dư luận quan tâm nâng chuẩn giáo viên, tinh giản chương trình

Tiếp tục tinh giản chương trình GDphổ thông

Sau thời gianthực hiện tinhgiản chương trình nhằm ứng phó với Covid-19, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục tinh giản nội dung dạyhọc trong thời gian tới. Đồng thời, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giátheo định hướng phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh.

Trước đó từ năm 2017, Bộ GD&ĐT đã có công văn yêu cầu các trường tinhgiản nội dung dạy học vượt quá nội dung cần đạt về kiến thức, kỹ năng củachương trình hiện hành. Nhiều giáoviên hy vọng Bộ GD&ĐTtinh giản chương trình và áp dụng thống nhất trên toàn quốc để thầy cô giáo sẽ cóthêm thời gian để áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, mang lại hứng thúvà hiểu biết kiến thức chuyên môn lẫn thực tế cho học sinh.

Thời gian vừa qua, để ứng phó với dịch Covid-19, Bộ GD&ĐT đã tinh giản nội dung dạy học của chương trình học kỳ 2 năm học 2019-2020. Hoạt động này nhận được những hiệu ứng tích cực từ học sinh, giáo viên và toàn xã hội.

Theo chỉ đạocủa Bộ trưởng GD&ĐT, thời gian tới sẽ tiếp tục thực hiện tinh giản nộidung dạy học của CT GDPT hiện hành, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá theođịnh hướng giáo dục phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh.

Chủ trươngnày sẽ thực hiện thống nhất trên toàn quốc. Như vậy, giáo viên, cán bộ quản lýgiáo dục sẽ thuận lợi trong công tác đổi mới dạy học và học sinh là người hưởnglợi cuối cùng.

Ảnh minh hoạ (nguồn: INT)

Trường CĐsư phạm chỉ còn đào tạo ngành mầm non

Bắt đầu từ ngày 1/7, luật Giáo dục 2019 có hiệu lực,các trường CĐ sư phạm chỉ còn chức năng đào tạo ngành giáo dục mầm non. Trướcthực tế này, có trường “mất tên”,có trường ngưng tuyển sinh để đợi chuyển đổi…

Thực tế cho thấy, sau khi bịngưng hết các ngành đào tạo giáo viên tiểu học và THCS, trong đề ántuyển sinh năm nay, các trường CĐ sư phạm đều tăng chỉ tiêu cho ngành giáo dụcmầm non.

Như vậy, với cách tính chỉ tiêu như hiện tại màkhông căn cứ thêm vào tiêu chí về nhu cầu của người học cũng như nhu cầu tuyểndụng giáo viên mầm non tại các địa phương, rất có thể sẽ có 2 nguy cơ xảy ra làtuyển không đủ chỉ tiêu hoặc nếu tuyển đủ chỉ tiêu thì cung sẽ vượt cầu.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT,riêng với chỉ tiêu đào tạo ngành giáo viên, Bộ sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố,trong đó quan trọng là nhu cầu của các địa phương, do UBND tỉnh, TP đề nghị,sau đó phân bổ đến từng ngành theo trình độ đào tạo của các trường. Tuy nhiên,Bộ GD&ĐT cũng xem xét, đó là năng lực của cơ sở đào tạo. Vì thế, địa phương có thể đề xuất nhu cầu đột biến một ngành nào đó, nhưng Bộ GD&ĐTchỉ chấp nhận số lượng trong khả năng của cơ sở đào tạo có thể thực hiện.

Ảnh minh hoạ (nguồn: INT)

Công bố danhsách 64 hội đồng thi tốt nghiệp

Trong tuần qua, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị tập huấn về thitốt nghiệp THPT năm 2020 cho các cơ sở giáo dục và đào tạo, Cục Nhà giáo (BộQuốc phòng).

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT, mỗi tỉnh tổchức một hội đồng thi do Sở GD&ĐTchủ trì để tổ chức thi cho tất cả các thí sinh đăng ký dự thi tại tỉnh. Mỗi hộiđồng thi có các điểm thi để tổ chức khâu coi thi trong kỳ thi.

Chính phủ đã giao chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi tốt nghiệp THPT tại địa phương; Khẩn trương xây dựng kế hoạch tổ chức kỳ thi ở địa phương, tổ chức coi thi, chấm thi nghiêm túc, trung thực. Bộ GD&ĐT có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp tỉnh tổ chức kỳ thi tại địa phương đảm bảo an toàn, nghiêm túc và thành công.

Trong hội đồng thi này, chủ tịch là giám đốc sởGD&ĐT (hoặc phó giám đốc Sở trong trường hợp đặcbiệt. Các phó chủ tịch hội đồng thi là phó giám đốc sở GD&ĐT và một số trưởngphòng chuyên môn của Sở; các ủy viên là lãnh đạo một số Phòngcủa Sở và Hiệu trưởng trường phổ thông, trong đó ủy viênthường trực là lãnh đạo phòng có chức năng quản lý công tác thi tốt nghiệp THPTcủa Sở.

Việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT nhằm mục đíchđánh giá kết quả học tập của người học theo mục tiêu giáo dục của chương trìnhgiáo dục phổ thông cấp THPT, chương trình GDTX cấp THPT; Lấy kết quả thi để xétcông nhận tốt nghiệp THPT; Làm cơ sở đánh giá chất lượng dạy, học của trườngphổ thông và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục . Các cơ sở giáo dục ĐH, giáodục nghề nghiệp có thể sử dụng k ết quả thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh .

Ảnh minh hoạ (nguồn: INT)

Câu chuyện nâng chuẩngiáo viên Tiếng Anh

Mới đây, Sở GD&ĐT Hà Nội có văn bảngửi hiệu trưởng các trường trung học phổ thông về việc rà soát, đánh giá trìnhđộ giáo viên tiếng Anh theo chuẩn quốc tế trên địa bàn thành phố, dự kiến từngày 5 đến 25/6.

Theo các giáo viên,việc khảo sát này có mặt tích cực là giúp thầy cô công tác lâu năm vốn chỉ quẩnquanh với các bài dạy trong sách giáo khoa có thêm cơ hội để khảo sát năng lựcvà cập nhật kiến thức mới. Cũng có một số người cho rằng,kết quả khảo sát nếu được công bố rộng rãi sẽ là một áp lực rất lớn đối vớigiáo viên.

Tuy nhiên, với phụ huynh, việc giáo viên phải tham gia kỳ khảosát là cần thiết.

Theo kế hoạch, Hà Nội phấn đấu đến năm 2020, 100% giáo viên ngoại ngữ phổ thông đạt chuẩn về năng lực ngoại ngữ và phương pháp dạy học mới theo quy định khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam hoặc tương đương.

Đến năm 2025, 50% giáo viên phổ thông các cấp học phải đạt kỹ năng nghe, nói Tiếng Anh từ 6.5 trở lên theo chuẩn quốc tế IELTS; 50% giáo viên các môn Toán và Khoa học có thể sử dụng Tiếng Anh để giảng dạy.

Sở GD&ĐTHà Nội cho biết, việc rà soát nhằm thực hiện kế hoạch của UBND thành phố vềviệc dạy và học ngoại ngữ trong các trường phổ thông, trung tâm giáo dục thườngxuyên đến năm 2025.

Vì vậy, kết quả củacuộc khảo sát này chỉ để phân loại và tiếp tục đào tạo nâng chuẩn quốc tế chonhững giáo viên tiếng Anh đã đạt chuẩn theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc ViệtNam.

Việc Hà Nội tổ chức khảo sát năng lực củagiáo viên tiếng Anh được đánh giá là hoạt động nghiệp vụ tích cực, cần nhân rộngra các địa phương khác để từng bước nâng cao trình độ giáo viên và chất lượng dạyvà học môn tiếng Anh trong trường phổ thông.

Có thể bạn quan tâm
  • Đại biểu Quốc hội đề nghị ban hành bộ tiêu chí xác định thế nào là chi cho giáo dục

    Đại biểu Quốc hội đề nghị ban hành bộ tiêu chí xác định thế nào là chi cho giáo dục

  • Đại biểu Quốc hội ghi nhận ngành Giáo dục hoàn thành nhiệm vụ kép

    Đại biểu Quốc hội ghi nhận ngành Giáo dục hoàn thành nhiệm vụ kép

  • Đổi mới tư duy quản lý nhà nước với giáo dục ĐH Việt Nam

    Đổi mới tư duy quản lý nhà nước với giáo dục ĐH Việt Nam