Đẩy mạnh STEM trong giáo dục trung học

Ngày 4/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lầnthứ 4; trong đó có nội dung “thúc đẩy triển khai giáo dục về khoa học, công nghệ,kỹ thuật và toán học (STEM) trong chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức thíđiểm tại một số trường phổ thông ngay từ năm học 2017-2018”.

Thực hiện Chỉ thị số 16, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độcho biết, trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã tích cực triển khai giáo dụcSTEM trong trường học. Từ năm 2017, Bộ GD&ĐT đã giao Dự án Phát triển giáodục THPT 2 trực tiếp tham gia Đề án thí điểm tại 15 tỉnh, thành phố với 60 trườngđể thực hiện mô hình này.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ban hành kèm Thông tư số32/2018/TT-BGDĐT đã quán triệt tinh thần giáo dục STEM trong tất cả các môn họcvà hoạt động giáo dục.

Cũng năm 2018, Bộ GD&ĐT đã ban hành Kế hoạch số 1223/KH-BGDĐTvề triển khai Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinhtrong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”; trong đó có nội dung: hỗ trợkinh phí hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học gắn với giáo dục hướngnghiệp, giáo dục STEM tại một số trường trung học triển khai điểm đại diện chocác vùng kinh tế…

Từ phong trào học sinh trung học nghiên cứu khoa học từ năm2009-2010 đến nay, Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học đã đượctổ chức hàng năm cấp quốc gia, cấp tỉnh, góp phần quan trọng vào thực hiện giáodục STEM trong các trường trung học…

Thứ trưởng cũng khẳng định các điểm mạnh của giáo dục STEM,trong đó có việc thay vì dạy các môn học rời rạc bằng dạy học tích hợp, dạy họcliên môn; việc dạy học gắn với thực tiễn; thay đổi cách học, thay đổi phương thức,cách tiếp cận, học qua làm, học qua thực hành, giúp học sinh tìm tòi khám phávà từ đó hình thành phẩm chất năng lực.

“Đây thực sự là một phương pháp giáo dục hiện đại, cần được tiếptục đẩy mạnh trong các nhà trường” -Thứ trưởng nhấn mạnh.

Đại biểu phát biểu tại hội thảo.

Tuy nhiên, triển khai giáo dục STEM trong thời gian qua cũng chothấy còn có nhiều khó khăn. Chia sẻ những khó khăn này, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độcho rằng, trongthời gian tới, cần nâng cao nhận thức từsở/phòng GD&ĐT, các nhà trường, cán bộ quản lý, giáo viên về giáo dục STEM.Xây dựng tài liệu hướng dẫn thực hiệngiáo dục STEM, tập trung vào 3 vấn đề lớn của giáo dục STEM là STEM theo chủ đề,học tập STEM qua trải nghiệm và giáo dục STEM thông qua nghiên cứu khoa học.

Thứ trưởng cũngyêu cầu xây dựng tài liệu tập huấn, kèm theo đó là tổ chức tốt khâu bồi dưỡng,tập huấn. Cùng với đó, làm tốt khâu gắn kết với cộng đồng – phối hợp với các cơ sở giáo dục đại học, việnnghiên cứu, doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục khác. Tăng cường cơ sở vật chất,thiết bị dạy học, đội ngũ đủ mạnh phục vụ giáo dục STEM.

Cuốicùng là công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành. Với nội dung này, Thứ trưởng yêucầu các địa phương lựa chọn quận, huyện, trường để tham gia thí điểm; không vộivàng triển khai đại trà.

Tại hội thảo, đại diện đếntừ các sở GD&ĐT, trường ĐH chia sẻ thực trạng triển khai STEM trong các nhàtrường hiện nay, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra giải pháp, đề xuất, kiếnnghị để nâng cao hiệu quả giáo dục STEM trong thời gian tới. Trong đó, nhiều ý kiến đặc biệt nhấn mạnh vào việc nâng cao nhận thức về giáo dục STEM; việc có những văn bản, tài liệu hướng dẫn cụ thể để tạo thuận lợi cho địa phương, nhà trường trong triển khai thực hiện…

Có thể bạn quan tâm
  • Giáo dục STEM: Bước đệm đến công nghệ 4.0

    Giáo dục STEM: Bước đệm đến công nghệ 4.0

  • Học trò vùng cao Lào Cai chế máy rửa tay diệt khuẩn nhờ STEM

    Học trò vùng cao Lào Cai chế máy rửa tay diệt khuẩn nhờ STEM

  • STEM nơi làng quê: Xóa nhòa khoảng cách

    STEM nơi làng quê: Xóa nhòa khoảng cách