Đại học Bách khoa Hà Nội thúc đẩy đào tạo nhân lực số

Đại biểu bấm nút khởi động hai sản phẩm, gồm hệ thống ký số nội bộ và hệ thống xác thực bằng cấp ứng dụng công nghệ chuỗi khối – Blockchain – Ảnh: NGUYÊN BẢO

Hai sản phẩm số của Trung tâm Công nghệ và Kinh tế số được công bố và triển khai ứng dụng tại Đại học Bách khoa Hà Nội sáng 28-9, gồm hệ thống chữ ký số nội bộ và hệ thống xác thực bằng cấp ứng dụng công nghệ chuỗi khối – Blockchain.

Đây là sản phẩm đánh dấu quyết tâm của Đại học Bách khoa Hà Nội về phát triển nghiên cứu để tạo ra sản phẩm sáng tạo.

Không gian kết nối nhà trường và doanh nghiệp

Cũng trong dịp này, Trung tâm Công nghệ và Kinh tế số và Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức buổi lễ khánh thành không gian làm việc, đồng thời khai trương phòng nghiên cứu hợp tác giữa Oraichain Labs.

Không gian làm việc của Trung tâm Công nghệ và Kinh tế số được đặt tại tầng 6 của thư viện Tạ Quang Bửu, Đại học Quốc gia Hà Nội - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Không gian làm việc của Trung tâm Công nghệ và Kinh tế số được đặt tại tầng 6 của thư viện Tạ Quang Bửu, Đại học Quốc gia Hà Nội – Ảnh: NGUYÊN BẢO

Phát biểu tại buổi lễ, PGS Huỳnh Quyết Thắng, giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết thời điểm hiện tại Đại học Bách khoa Hà Nội đang quyết tâm tái cấu trúc các đơn vị nghiên cứu để phù hợp với định hướng phát triển khoa học công nghệ của đất nước.

Theo đó, quá trình tái cấu trúc với 5 trường trực thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội thể hiện 5 định hướng lớn trong phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, phù hợp xu hướng phát triển của thế giới.

“Sự ra mắt ngày hôm nay gồm có một không gian làm việc chung, trong đó có sự kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp, có các mô hình dành cho sinh viên giỏi đến làm việc.

Từ đó, tôi nghĩ rằng sẽ có nhiều thành công, nhiều kết quả khởi nghiệp của các em sinh viên đóng góp cho lĩnh vực kinh tế số – một lĩnh vực đòi hỏi những con người có tâm huyết, trí tuệ”, ông Thắng kỳ vọng.

Thiếu rất nhiều nhân lực số

Tại buổi lễ, ông Trần Minh Tuấn – vụ trưởng Vụ Kinh tế số – xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông – cho biết Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao trong chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số.

Theo đó, mục tiêu đến năm 2025 kinh tế số chiếm 25% tổng GDP quốc gia, đến năm 2030 là 30% GDP quốc gia.

“Năm 2021, kinh tế số đạt khoảng 11,91% tổng GDP quốc gia, năm 2022 đạt 14,26%, 6 tháng đầu năm 2023 đạt khoảng 15%. Mục tiêu đến năm 2030 đạt 30% cũng là một thách thức”, ông Tuấn nhận định.

Theo ông Tuấn, để phát triển kinh tế số thì nguồn nhân lực số là rất quan trọng. Hiện nay, nguồn nhân lực số được các đại học lớn như Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia cung cấp nhiều.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Vụ Kinh tế số – Xã hội số, hiện tại nguồn nhân lực số của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 2,3% tổng lao động từ 16 đến 60 tuổi, trong khi các quốc gia phát triển như Mỹ, Đức, Anh thì con số này rơi vào khoảng 6-7%.

Lần đầu tổ chức diễn đàn quốc gia về kinh tế số - xã hội sốLần đầu tổ chức diễn đàn quốc gia về kinh tế số – xã hội số

Ngày 14-9, diễn đàn quốc gia về phát triển kinh tế số và xã hội số lần đầu tiên được tổ chức tại tỉnh Nam Định, với chủ đề “Mang nền tảng số đến hộ gia đình”.