Ai tin giáo dục thiếu tiền?

Phụ huynh mua sách giáo khoa tại nhà sách Nguyễn Văn Cừ, quận 5, TP.HCM – Ảnh: TỰ TRUNG

Chỉ ít tháng sau, vụ án ở Nhà xuất bản Giáo Dục bị khởi tố, cựu chủ tịch nhà xuất bản và loạt cán bộ bị bắt giam vì kê khống giá giấy in, thiệt hại nhiều tỉ đồng. Cơ quan điều tra sẽ làm rõ sai phạm nhưng bê bối đó khiến lời giải thích của lãnh đạo bộ về “giá cao dogiấy tốt, in đẹp” không khác câu nói đùa.

Viện kiểm sát vừa công bố cáo trạng vụ nguyên giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo Thanh Hóa và thuộc cấp đôn giá mua thiết bị giáo dục làm thiệt hại hàng chục tỉ đồng.

Trước đó, lãnh đạo sở giáo dục – đào tạo Quảng Ninh, Điện Biên… đã vướng vòng lao lý với các gói mua thiết bị giá trên trời.

Không chỉ cấp tỉnh, lình xình trong mua sắm thiết bị giáo dục đã lan xuống cấp huyện, khiến lãnh đạo nhiều phòng giáo dục cũng dính chàm sai phạm.

Khi ở đâu cũng kêu giáo dục thiếu ngân sách, chậm mua sắm thiết bị thì việc đội giá trục lợi của ngành giáo dục nhiều địa phương khiến dư luận càng bất bình.

Thực ra, tình trạng “lợi ích” trong biên soạn, in ấn sách giáo khoa đã được đề cập đến từ lâu. Việc mua sắm thiết bị giáo dục cũng nhiều điều tiếng và phát sinh nhiều vụ việc. Thế nhưng, cứ việc nào phát sinh thì xử việc đó, ai bị khởi tố cứ khởi tố, tình hình vẫn lặp lại với mức độ nghiêm trọng hơn.

Ngay công tác quản lý tài chính của nhiều cơ sở giáo dục cũng còn nhiều chuyện đáng bàn mà gần đây nhất là vụ thụt két 134 tỉ đồng ở Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Một trường đại học đứng chân ở dải đất miền Trung còn nhiều khó khăn mà thụt két hơn trăm tỉ không ai biết thì liệu còn ai dám tin giáo dục thiếu tiền?

Có vị lãnh đạo ngành giáo dục nói rằng truyền thông lắm lúc làm nóng quá mức chứ giá sách giáo khoa như thế làm gì đã gọi là quá cao?

Xin thưa, nếu không vỡ ra vụ việc ở Nhà xuất bản Giáo Dục thì biết đến khi nào người dân mới biết giấy in sách đã được đôn lên cả trăm tỉ đồng; số sách giáo khoa có các trang học sinh viết vào không dùng lại được đã gây “lãng phí tạm tính” đến hơn 2.000 tỉ đồng như kết luận của Thanh tra Chính phủ?

Đằng sau con số ngàn tỉ chất chứa nhiều tâm tư, hoàn cảnh của hàng vạn gia đình khó khăn. Giữa bao nhiêu khoản phải chi tiêu, việc bỏ thêm mấy trăm nghìn đồng để mua sách giáo khoa với đa số người nghèo là “vấn đề lớn”.

Có thể ai đó sẽ nói chỉ thêm vài chục nghìn một tháng là có đáng gì. Nhưng nếu phải đóng 6 tháng học phí mỗi lần, nhà có hai con đi học sẽ phải chi mấy triệu cho năm học mới là chuyện đau đầu của nhiều gia đình.

Thực tế không ít vị lãnh đạo địa phương trăn trở, cân nhắc có nên điều chỉnh học phí trước thềm năm học mới. Rồi nếu không tăng, ngân sách nhà nước phải cấp bù, lấy đâu ra vài trăm tỉ đồng, trong khi có tỉnh nghèo, lại đang phụ thuộc chi viện từ ngân sách trung ương…!

Giáo dục vẫn cần được đầu tư cho tương xứng. Tiền dành cho giáo dục phải được sử dụng hiệu quả cao nhất. Đất nước còn nghèo nên đồng tiền cho giáo dục càng phải chắt chiu. Tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục vì thế đau xót hơn nhiều lần tham nhũng ở các lĩnh vực khác và cần phải được ngăn chặn, nếu xảy ra phải xử lý nghiêm minh.

Sách giáo khoa có thể giảm giá được không?Sách giáo khoa có thể giảm giá được không?

Một cựu chủ tịch hội đồng thành viên của Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam bị bắt do có liên quan đến việc in sách giáo khoa (SGK). Việc này liệu có giúp cho giá SGK năm học tới giảm không?