7 trường ĐH kỹ thuật hàng đầu Việt Nam công bố chương trình đào tạo kỹ sư chuyên sâu nghề nghiệp

Với chuẩn chương trình đảm bảo tương đương trình độthạc sỹ và đạt bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

7 trường ĐH kỹ thuật hàng đầu tại Việt Nam gồm: Trường ĐH Bách khoa-ĐH Quốc gia TP.HCM; Trường ĐH Bách khoa Hà Nội; TrườngĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng; Trường ĐH Xây dựng; Trường ĐH Giao thông Vận tải; Trường ĐHThủy lợi; Trường ĐH Mỏ-Địa chất.

PGS.TS Mai Thanh Phong – Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cho biết: “Việc xây dựng và triển khai chương trình đào tạokỹ sư “mới” với chuẩn chương trình đảm bảo tương đương với trình độ thạcsĩ và đạt bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam hoàn toàn phù hợp với tầmnhìn của Trường chúng tôi về xây dựng trường đại học sáng tạo, tiên phong vàchủ động hội nhập quốc tế, đồng thời đáp ứng nhu cầu khoa học kỹ thuật của quốcgia, phù hợp với định hướng phát triển của đất nước.

PGS.TS Mai Thanh Phong – Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa công bố nội dung và lộ trình phát triển chương trình đào tạo kỹ sư mới của Nhà trường (Ảnh: Thy Huyền)

Đốivới chương trình đào tạo kỹ sư “mới”, Trường chúng tôi cam kết đảm bảo xây dựngchương trình tương đương với trình độ thạc sĩ và đạt bậc 7 theo Khung trình độquốc gia Việt Nam, khối lượng kiến thức toàn khoá tối thiểu 180 tín chỉ, đồngthời phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế đề người tốt nghiệp có thể họcchuyển đổi kiến thức qua lại giữa văn bằng Kỹ sư và Thạc sĩ. Dự kiến chươngtrình đào tạo kỹ sư mới sẽ chính thức áp dụng từ khóa đào tạo năm 2021, tuynhiên, Trường ĐH Bách Khoa-ĐH Quốc gia TP.HCM đang lấy ý kiến các bên liên quan và thamkhảo mô hình các trường bạn quốc tế và trong nước để có thể áp dụng cho cáckhoá đã nhập học từ năm 2019″.

Chủ trương này bắt nguồn từ nhu cầuthực tiễn của xã hội đối với nguồn nhân lực trình độ cao, được đào tạo bài bảnvà chuyên sâu, đặc biệt là khối ngành kỹ thuật. Để đáp ứng với những đòi hỏicủa cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đổi mới và sáng tạo trên nên tảng kiến thứccơ bản vững chắc là yêu cầu sống còn đối với các doanh nghiệp. Hơn nữa, nhânlực có trình độ kỹ thuật cao cũng là cơ sở để Việt Nam không chỉ là công xưởngsản xuất của nhiều ngành nghề kỹ thuật mà còn là địa chỉ tin cậy để xây dựng vàphát triển các trung tâm R&D (nghiên cứu và phát triển) của các tập đoàn,doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Về phía các Trường đại học kỹ thuậtcó truyền thống lâu đời, xây dựng các chương trình đào tạo kỹ sư (mới) cũngkhẳng định mạnh mẽ cam kết chất lượng của trường đối với sinh viên, phụ huynhvà toàn xã hội, khẳng định uy tín và sự đồng hành của Trường với các doanhnghiệp. Các trường đã thống nhất việc tiếp tục nâng cao chất lượng của cácchương trình đào tạo kỹ sư đối với tất cả các ngành kỹ thuật.

Hoạt động này cũng một lần nữa khẳng định tính tiên phong về chất lượng của Trường ĐH Bách Khoa- ĐH Quốc gia TP.HCM, cơ sở đào tạo kỹ thuật uy tín và lớn nhất các tỉnh phía Nam (Ảnh:Thy Huyền)

Chương trình được xây dựng với chuẩnchương trình (chuẩn đầu vào, khối lượng kiến thức, quá trình đào tạo, chuẩn đầura,…) đảm bảo tương đương với trình độ thạc sĩ và đạt bậc 7 theo Khung trìnhđộ quốc gia Việt Nam, khối lượng kiến thức toàn khoá tối thiểu 180 tín chỉ,đồng thời phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Người tốt nghiệp có thểhọc chuyển đổi kiến thức qua lại giữa văn bằng Kỹ sư và Thạc sĩ.

Về tổ chức đào tạo, dự kiến sẽ theohai mô hình: tích hợp hoặc hai giai đoạn. Mô hình tích hợp cử nhân-kỹ sư chocùng một ngành sẽ cấp bằng Cử nhân và Kỹ sư cho người tốt nghiệp, toàn khoá đượcthiết kế cho thời gian đào tạo 5 năm hoặc 5,5 năm. Mô hình đào tạo 2 giaiđoạn với 2 chương trình tương ứng với hai trình độ cử nhân và kỹ sư cho cùngngành đào tạo hoặc các ngành gần, cấp bằng Cử nhân và Kỹ sư sau khi kết thúctừng giai đoạn.

Tùytheo đặc thù của mỗi trường, các trường sẽ xây dựng và công bố lộ trình thựchiện phù hợp. Chương trình đào tạo mới cũng có thể được áp dụng cho các khoá đãnhập học, tùy điều kiện thực tế từng trường và nguyện vọng của sinh viên. Ngoàira, các trường cùng hợp tác đề xuất xây dựng chuẩn chương trình chung phù hợpvới Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Sau nghi thức ký kết, chương trình họp báo cũng bắt đầu để trả lời thắc mắc của báo chí (Ảnh: Thy Huyền)

Phát biểu tại buổi lễ ký kết, PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy, quyền Vụ trưởng Vụ giáo dục đại học – Bộ GD&ĐT nhấn mạnh: “Bộ GD&ĐT ủng sự đồng thuận, quyết tâm, tiên phong, đổi mới của 7 trường đại học kỹ thuật hàng đầu của cả nước. Sự kiện này sẽ có ảnh hưởng và sức mạnh lan tỏa tới sự đổi mới và phát triển của giáo dục đại học. Sản phẩm của các Trường sẽ không chỉ dừng lại ở cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước mà còn vươn ra khu vực và thế giới. Công bố của 7 trường cũng phù hợp với chính sách đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học số 34/2018/QH14 và Quyết định số 436/QĐ-TTg về xây dựng khung trình độ đại học quốc gia”.

Năm 2019, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư số 27/2019 quy định nội dung chính ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng giáo dục đại học. Thông tư này chính thức có hiệu lực từ ngày 1/3/2020 dựa trên luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục ĐH năm 2018.

Theo Nghị định 99/2019 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật này, các văn bằng chuyên sâu đặc thù, trong đó có bằng kỹ sư, cần có chương trình với khối lượng học tập từ 150 tín chỉ trở lên (đối với người đã tốt nghiệp THPT và tương đương) hoặc từ 30 tín chỉ trở lên (với người đã tốt nghiệp trình độ ĐH).