Trường THPT chuyên Khoa học xã hội và Nhân văn có 170 chỉ tiêu vào lớp 10

Thí sinh dự thi vào lớp 10 THPT tại Hà Nội – Ảnh: CHU HÀ LINH

Theo đó, hệ chuyên của trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn năm nay tuyển sinh vào lớp 10 với 136 chỉ tiêu: tuyển vào các lớp chuyên Ngữ văn (66 chỉ tiêu), chuyên Lịch sử (35 chỉ tiêu), chuyên Địa lý (35 chỉ tiêu). Ngoài ra, tuyển 34 chỉ tiêu vào hệ chất lượng cao.

Nộp hồ sơ dự thi tuyển sinh vào lớp 10 từ 3-4

Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội tuyển sinh trên phạm vi toàn quốc với học sinh tốt nghiệp THCS có kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực cả năm học của cấp THCS từ mức khá trở lên. Mỗi thí sinh được đăng ký dự thi vào một trong ba lớp chuyên.

Ngày 13-3, trường phát hành hồ sơ, và nhận hồ sơ đăng ký dự thi từ ngày 3-4 đến hết ngày 5-5. Thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp tại trường hoặc gửi qua đường bưu điện và chuyển khoản lệ phí dự thi.

Kỳ thi tuyển sinh vào trường này tổ chức vào ngày 4-6. Thí sinh làm 4 bài thi gồm Ngữ văn (90 phút), Toán (50 phút), Tiếng Anh (45 phút) và môn chuyên (150 phút). Các bài thi môn Ngữ văn và môn chuyên theo hình thức tự luận. Bài thi môn Toán, Tiếng Anh theo hình thức trắc nghiệm.

Bài thi môn chuyên phải đạt 6.0 trở lên

Theo quy định xét tuyển hệ chuyên, điểm thi của thí sinh phải đạt từ 4.0 trở lên với các môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, và 6.0 điểm trở lên với môn chuyên mới đủ điều kiện xét tuyển. Trường sẽ xét từ trên xuống đến hết chỉ tiêu. Điểm xét tuyển là tổng điểm của các bài thi theo thang điểm 10. Trong đó điểm bài thi môn chuyên nhân hệ số 2.

Với hệ chất lượng cao, điểm xét tuyển gồm tổng điểm ba bài thi Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh. Thí sinh xét tuyển vào hệ chất lượng cao cũng phải đáp ứng các điều kiện chung, không trúng tuyển hệ chuyên và có điểm các bài thi (gồm cả bài thi chuyên) đạt 4.0 điểm trở lên.

Dự kiến kết quả thi sẽ được công bố trước ngày 1-7-2023.

Nên thi hay xét vào lớp 10?Nên thi hay xét vào lớp 10?

Thông tin tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long bỏ thi tuyển vào lớp 10 với kỳ vọng giảm áp lực cho học sinh nhận được sự quan tâm của dư luận. Bởi “cuộc đua” vào lớp 10 được đánh giá căng thẳng hơn cả vào đại học.