Phương pháp dạy đại học cần thay đổi

TS Lê Mai Lan – phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup, chủ tịch Trường đại học VinUni, phó chủ tịch Quỹ giải thưởng VinFuture – cùng GS Rohit Verma, hiệu trưởng Trường đại học VinUni, phát biểu tại hội nghị Ảnh: Vinuni

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh khoa học kỹ thuật có nhiều biến động và chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ sau những tác động của đại dịch COVID-19, quy tụ khoảng 400 nhà lãnh đạo giáo dục quốc tế và Việt Nam.

Từ một nghiên cứu về bộ não

Trong hai ngày đã diễn ra nhiều phiên thảo luận sâu về những chủ đề cụ thể khác nhau nhưng xuyên suốt vẫn là những trao đổi về việc đổi mới, sáng tạo trong dạy và học với mục tiêu tái định vị vai trò của giáo dục đại học trong thế kỷ 21.

GS Sanjay Sarma – phó chủ tịch Trung tâm học tập mở, Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) – trong bài trình bày tại hội nghị đã cho biết MIT từng đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy với sinh viên đại học với các nghiên cứu thú vị về hoạt động của bộ não con người mà sinh viên là đối tượng của nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu chụp lại hình ảnh bộ não của sinh viên ở các trạng thái khác nhau như xem tivi, chơi game, nấu ăn, vui chơi và học tập.

Hình ảnh bộ não của sinh viên trên giảng đường ở trạng thái tĩnh khác với bộ não hoạt động tích cực khi vui chơi, giải trí. Việc sử dụng các video hỗ trợ bài giảng của người thầy cũng chỉ giữ sự tập trung của sinh viên đến hết phút thứ 10.

Sau đó, “các bộ não” sẽ lang thang, vơ vẩn. Từ nghiên cứu này, GS Sanjay Sarma cho rằng phương pháp dạy và học đối với sinh viên ở thế kỷ 21 này cần thay từ cách thuyết trình sang những hình thái tích cực khác.

Các phương pháp dạy học kích thích sự tò mò, mong muốn khám phá, sáng tạo, khuyến khích người học trực tiếp tham gia những hoạt động trải nghiệm, nghiên cứu, thậm chí khởi nghiệp từ khi còn trên ghế nhà trường là vấn đề được các giáo sư quốc tế quan tâm.

Phải làm sao để sinh viên phát sinh nhiều câu hỏi trong đầu, mong muốn được hỏi, được khám phá và sẵn sàng phản biện lại thầy của mình, đưa ra quan điểm hoàn toàn khác. Đó mới là cách biến kiến thức của thầy thành của mình.

GS Wray Buntine(giám đốc Chương trình khoa học máy tính,

Viện Kỹ thuật và khoa học máy tính, Trường đại học VinUni)

Để sinh viên học tập chủ động

TS Lê Mai Lan – phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup, chủ tịch hội đồng trường Trường ĐH VinUni – cho rằng quan điểm giáo dục tinh hoa như ở VinUni là hướng đến cá thể hóa người học, mục tiêu chung là để sinh viên học tập chủ động. Vì thế sẽ không có một chương trình, phương pháp dạy học nào khuôn cứng, mang tính bắt buộc.

Theo bà Mai Lan, sinh viên VinUni có bạn muốn theo đuổi việc nghiên cứu nhưng có bạn thích khởi nghiệp kinh doanh, có sinh viên muốn làm việc trong phòng LAB nhưng nhiều sinh viên muốn “nhúng” vào nhiều hoạt động trải nghiệm gắn với các vấn đề cuộc sống hiện nay đặt ra.

Tùy theo đặc trưng môn học, đối tượng người học cụ thể mà người thầy quyết định lựa chọn một hành trình phù hợp để người học chiếm lĩnh tri thức, hoàn thiện các kỹ năng.

Với quan điểm “sinh viên thì hiển nhiên là phải nghiên cứu”, GS Wray Buntine – giám đốc Chương trình khoa học máy tính, Viện Kỹ thuật và khoa học máy tính, Trường đại học VinUni – cũng cho rằng người thầy nên để sinh viên trải nghiệm trước.

Phải làm sao để sinh viên phát sinh nhiều câu hỏi trong đầu, mong muốn được hỏi, được khám phá và sẵn sàng phản biện lại thầy của mình, đưa ra quan điểm hoàn toàn khác. Đó mới là cách biến kiến thức của thầy thành của mình. Và đây cũng là cách GS Wray Buntine “thực hành” với sinh viên của VinUni.

Giáo dục mở

Trao đổi tại hội nghị, ông Nguyễn Hữu Độ, thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng hội nghị có ý nghĩa quan trọng khi bàn về các cách tiếp cận giáo dục mở trong điều kiện bình thường mới sau những đợt tác động sâu sắc của đại dịch COVID-19.

“Những ý kiến đóng góp tại hội nghị sẽ thúc đẩy phát triển chính sách, nhất là các chính sách kết nối giữa cơ sở giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục thường xuyên. Với sự đóng góp này, các trường đại học đầu tàu sẽ thúc đẩy toàn bộ hệ thống chuyển động nhanh hơn và tốt hơn”, ông Độ nói.

Hội nghị quốc tế do VINUNI khởi xướng: Vì sao Hội nghị quốc tế do VINUNI khởi xướng: Vì sao ‘mèo không đi học mà vẫn trở thành thợ săn chuột’?

Một đoạn video đưa ra ví dụ thực tế thú vị về hành trình để chú mèo trở thành “thợ săn chuột” lại được trình bày tại Hội nghị quốc tế thường niên về đổi mới dạy và học do Trường đại học VINUNI khởi xướng, tổ chức lần đầu vào ngày 17-6.