Giáo dục là bệ đỡ cho phát triển kinh tế xã hội

Bí thư Đảng uỷ xã Hải Lý, ông Đinh Ngọc Châu, chia sẻ: Cùng với phong trào xây dựng nông thôn mới, kinh tế – xã hội Hải Lý đang đổi thay tích cực. Trong thành tựu chung đó, giáo dục là bệ đỡ để Hải Lý vươn tới phát triển với những giá trị tốt đẹp.

Vượt nghèo đi lên

Cách đây 20 năm, xóm lều Văn Lý với cánh đồng làm muối là dấu ấn của những gian khó. Ngày đó diêm dân (chỉ những người làm muối) nhọc nhằn với hạt muối nhưng vẫn không đủ ăn Trong nghèo khó dù có chăm lo cho việc học của con em nhưng cũng không khỏi khó khăn vì nghèo đói níu giữ chân. Mươi năm nay, kinh tế của Hải Lý dã có thay đổi, nghề làm muối không còn, người dân giờ chủ yếu kinh doanh cây cảnh, khai thác, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ.

Giáo dục đổi thay từ phong trào xây dựng nông thôn mới

Quê hương giàu đẹp, cùng các phong trào của xã đã có vai trò quan trọng các động tích cực đến phát triển giáo dục. Là một xã có tới trên 90% là người công giáo nên vai trò của các linh mục, giáo xứ và các dòng họ trong việc động viên học sinh chăm học, học giỏi là rất lớn.

Phong trào khuyến học, khuyến tài được đẩy manh, do các ông trùm trưởng hoặc trùm phó làm chi hội trưởng hoặc BCH chi hội. Các chi hội đã tích cực vận động bà con giáo dân hằng năm đóng góp vào quỹ khuyến học giúp đỡ trẻ em nghèo hiếu học, làm phần thưởng cho những học sinh đoạt giải trong các kỳ thi huyện, tỉnh, quốc gia.

Khi ý Đảng gặp lòng dân

Chủ tịch UBND xã Hải Lý, ông Mai Xuân Hòa, cho biết: Mặt trận Tổ quốc xã đã cụ thể hóa cuộc vận động thành những phong trào, đã thu hút được sự quan tâm, hưởng ứng nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân trong xã và đã gặt hái được nhiều thành quả hết sức tốt đẹp. Bà con giáo dân các giáo xứ, giáo họ đã hiểu và đồng hành cùng nhà trường chăm lo cho việc học của con em. Các linh mục, giáo dân đều hết sức động viên con em của mình chăm ngoan, học giỏi.

Cơ sở vật chất trường lớp ngày càng khang trang

Trường THCS Hải Lý nhìn thẳng ra cánh đồng muối Văn Lý năm xưa, với sự quan tâm của chính quyền và người dân nên CSVC trang thiết bị dạy và học và chất lượng dạy và học của nhà trường ngày càng tốt hơn. Tuổi đời nửa thế kỷ của trường cũng là chặng đường ghi dấu nỗ lực của nhiều thế hệ nhà trường luôn vươn dến day tôt, học tốt.

Trường đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 vào tháng 12/2018. Thầy giáo Nguyễn Hải Sơn – Hiệu trưởng nhà trương tâm sự: Ban giám hiệu đã làm tốt công tác tham mưu với Đảng ủy, Chính quyền địa phương trong việc triển khai thực hiện và được hỗ trơ trang bị đầy đủ các phương tiện đáp ứng yêu cầu dạy và học.

Nói về sự phát triển giáo dục của vùng quê Hải Lý, NGƯT Cao Xuân Hùng – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định, cho rằng: Hải Lý là điển hình của nông thôn trong việc Đảng, chính quyền và người dân đồng lòng cho lo cho sự nghiệp giáo dục. Những đổi thay tích cực từ vùng quê nghèo này, người dân vươn lên làm giàu và lo cho con em mình học tốt, học giỏi là minh chứng cho nỗ lực vươn tới những giá trị cao đẹp và truyền thống hiếu học của người dân Nam Định. Nhìn từ Hải Lý cho thấy một điều ở đâu khi người dân và chính quyền cùng chăm lo cho sự học thì nơi ấy giáo dục sẽ đơm hoa kết trái ngọt.

Khi ý Đảng gặp lòng dân là các chủ trương của Đảng ủy xã, chính quyền, nhất là chủ trương về phát triển giáo dục đều thể hiện nguyện vọng, mong muốn tốt đẹp của người dân với việc học của con em họ. Đảng uỷ xã đã chỉ đạo chính quyền và các đoàn thể trong xã sát cánh với nhà trường để cộng đồng trách nhiệm.

Chúng tôi luôn đồng hành cùng nhà trường và các thầy cô để cùng chia sẻ lo toan, tạo sự đồng thuận của bà con trong thực hiện chủ trương chăm lo phát triển giáo dục. Đảng ủy, UBND xã đã có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, quyết liệt nhằm sớm đưa Nghị quyết của Đảng ủy vào cuốc sống. – Bí thư Đảng uỷ xã Đinh Ngọc Châu