Coi lén điện thoại của con: Tưởng hiểu con, không ngờ đẩy con xa hơn

Kể ra thì anh cũng có cái lý của mình. Từ khi con gái bắt đầu dậy thì, anh cảm thấy bắt chuyện hay gần gũi với con quá khó.

Muốn hiểu con, anh bèn xem lén những tin nhắn và lịch sử duyệt web trên điện thoại của con. Khi con gái ngủ là lúc anh “hành động”. Anh mừng thầm vì biết con đang nói chuyện với những ai trên Internet, biết con đang nghĩ, thích gì ở cái tuổi thay đổi nhiều thứ cả bên trong lẫn bên ngoài.

Nhưng đến một ngày anh bị con phát hiện và kể từ đó khoảng cách hai người ngày một xa thêm.

Từ góc nhìn của thế hệ gen Z, mình nghĩ ngày nay việc cha mẹ xem trộm điện thoại của con là thừa nhận sự thất bại ở một mức độ nào đó. Có thể là thất bại trong việc giao tiếp với con hay thất bại trong việc đặt niềm tin vào con và để con tin vào cha mẹ.

Luôn có nhiều cách để phụ huynh thấu hiểu con cái hơn là “hạ sách” kiểm tra điện thoại.

Theo mình, một công dân thời đại kỹ thuật số cần được xây dựng trên một mối quan hệ cởi mở, trung thực và đáng tin cậy, trước hết là từ phía gia đình. Niềm tin này cũng sẽ giúp những đứa con như mình cảm thấy an tâm khi muốn chia sẻ với cha mẹ những vấn đề gặp trên mạng nói riêng và đời sống thường nhật nói chung.

Cũng trong thời đại số, trẻ em gen Z thay vì được bao bọc thì cần được học cách để cứng cáp ở mọi hoàn cảnh và có thể bảo vệ bản thân trong nhiều tình huống trên Internet.

Tức giận vì bị lấy điện thoại, cháu ‘táng cả tô cơm vô mặt bà ngoại’

TTO – ‘Không hiểu con có bị ma nhập hay không mà nó lại hành xử như vậy?’ – một phụ huynh bàng hoàng thốt lên sau khi kể câu chuyện con mình hành xử với bà ngoại vì bà giằng điện thoại trong tay cháu để cháu tập trung ăn cơm.