Phụ huynh xin đóng thêm 2 phần quỹ lớp và câu nói chạm trái tim cô giáo

Trẻ em vô tư, đừng vì những điều không đáng khiến các con tổn thương – Ảnh minh họa: ĐOÀN NHẠN

Những ngày cuối năm học, câu chuyện quỹ lớp, quỹ phụ huynh gây xôn xao trên mạng xã hội. Nhiều phụ huynh và giáo viên đã chia sẻ những câu chuyện đáng suy ngẫm xung quanh vấn đề này.

“Cô cho tôi đóng thêm 2 phần quỹ lớp”

Cô Lê Thị Kim Tùng (giáo viên Trường THPT Trần Phú, Đà Nẵng) kể ở lớp cô từng chủ nhiệm, có một học sinh suốt 2 năm học, bố mẹ em đều có trong nhóm chung, được trao đổi hoạt động của lớp, nhưng không tham gia gì, kể cả đóng quỹ lớp.

Cuối năm học 12, lớp của cô âm tiền quỹ vì học kỳ 2 không thu quỹ. Thế là nhiều phụ huynh đã xin đóng quỹ để có kinh phí tổ chức hoạt động động viên các con. Một số phụ huynh đã đóng thêm 2-3 suất vì một lý do đơn giản: lỡ có nhiều bố mẹ khác quên đóng.

“Và thế là lớp tôi có đầy đủ 40 phần quà cho tất cả các em trong lớp dù chỉ 30/40 phụ huynh góp quỹ cho buổi lễ ra trường. Tôi kể ở đây không có ý chê trách một ai, chỉ thấy thương con trẻ vì sự vô tâm của người lớn. Những tin nhắn chia sẻ từ ba mẹ các em về câu chuyện quỹ lớp cho tôi thêm yêu nghề và yêu trò hơn”, cô Kim Tùng nói.

Một giáo viên chủ nhiệm lớp 9 ở quận Hải Châu (Đà Nẵng) kể lại năm học này lớp cô có 2 bạn không được phụ huynh đóng quỹ 100.000 đồng/mỗi phần cho lễ ra trường cuối cấp.

Một phụ huynh làm buôn bán nhỏ, khá khó khăn nhưng khi biết chuyện bà đã nói với cô giáo xin đóng thêm phần của 2 bạn. “Cô giáo cho tôi đóng thêm 2 phần, số tiền bằng 2 ngày công của tôi, nhưng người lớn chúng ta không được phép làm tổn thương con trẻ vì những điều không đáng. Thiếu bao nhiêu, các cô góp thêm cho các con cùng vui”, câu nói khiến cô giáo đến bây giờ vẫn xúc động khi kể lại.

Một phụ huynh xin đóng thêm quỹ để tổ chức lễ ra trường cho lớp 12 - Ảnh: Cô Tùng cung cấp

Một phụ huynh xin đóng thêm quỹ để tổ chức lễ ra trường cho lớp 12 – Ảnh: Cô Tùng cung cấp

Phụ huynh thích “đi ngược”, khổ thân con

Chị Nguyễn Hoài Trâm, thành viên ban đại diện cha mẹ học sinh lớp 5 ở Đà Nẵng, cho rằng một số phụ huynh không đồng tình và không chịu đóng quỹ mặc dù số tiền không quá lớn, vô tình khiến các con e dè, mặc cảm, tự ti trong mối quan hệ xã hội.

Theo chị Trâm, với các học sinh đặc biệt khó khăn, phụ huynh luôn được miễn giảm một số khoản. Nhưng quỹ cho các hoạt động thì những phụ huynh này vẫn cố gắng chia sẻ dù ít.

“Trong khi đó, một số phụ huynh cá biệt thường đi ngược tất cả các đề xuất hoạt động tập thể. Tôi thường sẽ tìm hiểu hoàn cảnh họ, nếu chỉ vì cái ngông cá nhân, tôi sẽ nói thẳng thắn.

Tuy nhiên để tránh khiến con trẻ bị phân biệt, tôi sẽ bàn với các phụ huynh khác cùng nhau chia sẻ phần tiền cho em đó. Em học sinh có thể về kể với ba mẹ mình, ba mẹ em tự có những suy nghĩ thay đổi, tích cực hơn”, chị Trâm nói.

Tuy nhiên, chị Trâm cho biết khi ba mẹ không đóng các quỹ hoạt động, các con dù vẫn được liên hoan và tham gia buổi lễ, nhưng sẽ không được nhận phần thưởng, thay vào đó là lời động viên “con cố gắng năm sau học tốt hơn”. Theo chị Trâm, không vì thương con trẻ mà tạo sự không công bằng cho những bạn khác.

Sinh viên ra trường trễ vì bằng tốt nghiệp THPT của nước ngoàiSinh viên ra trường trễ vì bằng tốt nghiệp THPT của nước ngoài

Sinh viên cho rằng vì trường vào sót điểm, thông báo xác nhận bằng tốt nghiệp THPT nước ngoài trễ nên sinh viên không kịp hoàn tất thủ tục tốt nghiệp.